Có một thống kê mà bất cứ ai đã từng sống ở Vinh - Bến Thuỷ dù chỉ  là chỉ đi qua phà Bến Thuỷ thời kỳ chiến tranh chống Mỹ đều không thể bỏ qua: “Từ năm 1965 đến năm 1968 trong 2912 trận oanh kích của máy bay và pháo biển, phà Bến Thuỷ đã phi hứng chịu 11.377 qu rocket, bom, pháo các loại.

Đặc biệt trong chín tháng năm 1972 chỉ trong 317 trận đã có 13.253 qu bom, pháo dội vào “Yết hầu lửa Bến thuỷ”. Những con số đó đã nói với ta điều gì ? Số trận ít vì một so với bốn năm, số bom, rocket, đạn pháo nhiều hn, nghĩa là mức độ khốc liệt của từng trận đánh vượt trội. Tôi nhớ một truyện lạ với đám lính chiến ở trận địa chúng tôi. ở hầm chỉ huy của Đại đội trưởng bao giờ cũng có cái kẻng báo động chiến đấu.

762784_small_49622.jpgĐại tá Bùi Thúc Nhân (bên trái) nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Đống đa, trung đoàn "bốn nhất" trong cuộc chiến đấu bảo vệ Vinh - Bên Thuỷ và nhà văn Đào Thắng (nguyên chiến sĩ trinh sát Trung đoàn pháo cao xạ Đống Đa) tại cuộc nói chuyện, trao đổi về Trường Thi - Bến Thuỷ do Thư viện Nghệ An tổ chức đầu năm 2009; Ảnh: Thanh Đồng

Nếu là thanh tà vẹt đường tầu hoặc một khúc sắt thường, khi gõ báo động (ba tiếng một kiểu ngũ liên) con chó của bộ phận chỉ huy nuôi chạy từ lán ra ngó. Nếu là qu bom nhỏ treo làm kẻng, gõ lên nó tru lên từng hồi, đuôi cúp xuống sợ hãi chui vào hầm. Thời Giôn Sn đánh (Tổng thống Mỹ Giôn Sn ra lệnh ném bom miền Bắc lần thứ nhất) con chó lần nào cũng vậy.

Song thời Tổng thống Ních Xn ra lệnh ném bom lần thứ hai, chỉ sau mấy trận đánh, khi gõ cái kẻng một hồi, con chó tru lên một tiếng, lao sâu vào hầm, nằm sấp xuống, mặt ngẩng lên, mồm há ra, đôi mắt thất thần đầy sợ hãi. Thế mới biết cái bn năng sống ở loài vật tinh khôn và con người nó ẩn chứa trong cái vỏ bọc thịt xưng mạnh mẽ đến nhường nào.

Chúng tôi vẫn nói với nhau: “Ních Xơn đánh khác hẳn Giôn Sơn” (Nói tắt như vậy vì quyền lực chiến tranh ở Mỹ tập trung tối thượng ở Tổng thống) Giôn Sn đánh leo thang miền Bắc. Leo thang từng nấc thì lại dừng lại nắn gân Bắc Việt. Lối đánh này gặp cộng đồng yếu bóng vía thì có vẻ lợi thế, nhưng khi đã gặp Việt Nam – một dân tộc kiên cường đã từng đánh thắng nhiều kẻ xâm lăng bá quyền thì hoá ra hạ sách, đối phưng nắm được “thóp” chuẩn bị lực lượng quật cho nhng đòn chí mạng.

Ních Xơn rút kinh nghiệm đánh khốc liệt ngay từ đầu, chi những đòn “nhẩy cóc” cực kỳ nguy hiểm. Đêm 6 tháng 4 năm 1972 đại đội tôi nhận lệnh rời núi Quyết c động bo vệ cầu Họ, cầu Phủ, cầu Cầy, cầu Nghèn, cầu Gia, Hà Tĩnh cuộc ném bom lần thứ hai mới bắt đầu ít ngày. Đêm 10 tháng 4 năm 1972 Mỹ cho máy bay chiến lược B52 ném bom ri thm Vinh – Bến Thuỷ (trong bốn năm cuộc ném bom lần thứ nhất) máy bay B52 chỉ ném bom Vĩnh Linh và đèo Mụ Giạ, Qung Bình (cửa khẩu sang Lào đường Trường Sn). Tôi xin viết theo tài liệu lưu trữ, giám đốc thư viện Nghệ An cung cấp:

Vào lúc 02 giờ 55 phút ngày 10 tháng 4 năm 1972 trong lúc người dân đang yên giấc, Mỹ đã huy động 55 lần chiếc máy bay trong đó có 09 máy bay B52 bất ngờ ném bom Vinh – Bến Thuỷ. 09 chiếc máy bay B52 chia làm 03 tốp, cách 02 phút một tốp, Pháo đài bay khổng lồ B52 ném bom ri thm, ném bom dày đặc xuống một vùng dài gần sáu cây số,rộng gần một cây số. Bom trùm lên các xã Hưng Hoà, Hưng Đông, Nghi Phú, Khu phố 05 (tức phường Bến Thuỷ và Trung Đô hiện nay) và phà Bến Thuỷ. Mật độ bom dày đặc, mỗi qu cách nhau từ 05 đến 10 mét, gây thưng vong nặng nề, 209 dân thường bị trúng bom, trong đó 85 ngời chết, 109 người bị thưng. Xã Hưng Hoà 46 người chết. ở xóm Phong Khánh nhà ông Chắt Ninh có 08 người bị bom hất xuống ao chết c. Nhà ông Thập, có một mẹ, hai vợ chồng và ba con bị chết (còn một ngời con ở bộ đội). Nhà ông  Hồ Phúc có năm người chết bốn.

Đến ngày 5 tháng 5 năm 1972 Thành uỷ Vinh ra nghị quyết số 03 có đoạn: “Đêm ngày 10 tháng 04 năm 1972 địch đã dùng tới 63 lần chiếc máy bay chiến đấu trong đó có 09 máy bay B52 ào ạt bất ngờ đánh 14 điểm, từ đó đánh liên tục có tính huỷ diệt. Địch đã đánh 550 trận (tính từ ngày 10 tháng 04 đến ngày 05 tháng 05 năm 1972) bằng máy bay trong đó có 06 trận bằng máy bay chiến lược B52 và 16 trận pháo kích từ ngoài biển vào, ném 10.000 tấn bom đạn, bình quân mỗi km2 gần 200 tấn, mỗi người gánh chịu 340 kg thuốc nổ - tính đến thời điểm đó)

Anh Nguyễn Đăng Chế (trởng phà bến Thuỷ trong mời năm) đi phăm phăm phía trước tôi rồi dừng lại bên đống cát lớn, trước đây là đầu bến phà I quay lại nói:

- Năm 1972 mình đã là thủ trưởng phà Bến Thuỷ được ba năm.

Nguyễn Đăng Chế về nhân chức thủ trưởng bến phà từ đầu năm 1969. Anh tâm sự : “Thủ trưởng thật, lúc nào cũng đeo băng đỏ có dòng chữ Trưởng phà ni cánh tay, cao to, vững chãi như nhà chỉ huy quân sự, mà quân sự thật. Anh em công nhân phà vốn từ bộ đội chuyển sang. Phi hồi tưởng lại mới thấy hết được vị trí của anh lúc đó quan trọng và trách nhiệm nặng nề đến mức nào. “Tháng 11 năm 1965 Ban Bí Thư Trung ưng Đng và chính phủ quyết định chuyển nhiệm vụ vượt sông (phà Bến Thuỷ) từ Bộ Giao thông - Vận ti sang cho ngành quân sự đm nhiệm. Phà Bến Thuỷ từ 09 người đm bo một chuyến phà qua sông mất 40 phút. Công binh Bến Thuỷ gim xuống chỉ còn 06 người với thời gian 10 đến 15 phút với sáng kiến chỉ quay ca nô không quay phà khi phà rời bến”.

Anh Nguyễn Đăng Chế đăm chiêu : đn vị gọi là công binh Bến Thuỷ, đó thực chất gồm 03 đại đội : đại đội pháo binh Hoàng Mai, đại đội pháo binh Nam Đàn và đại đội công binh Bến Thuỷ.

Nguyễn Đăng Chế giọng chậm rãi chắc nịch :

“ Ngày 01 tháng 11 năm 1968 Mỹ buộc phi ngừng cuộc ném bom chưa từng có (Chữ dùng của nhà văn, nhà báo MađờLen Ripphô, người đã hai lần được nhà nớc, chính phủ Pháp phong tặng Anh hùng nớc pháp,  hai lần được Tổng thống nước Cộng hoà Pháp tặng thưởng huân chưng Bắc Đẩu Bội Tinh cao quý nhất). Cuối năm 1968 phà Bến Thuỷ được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do thành tích nổi bật qua bốn năm chiến đấu anh dũng, kiên cường và sự hi sinh không bờ bến, tinh thần sáng tạo và ý chí vượt lên cái chết trước đạn bom khổng lồ của nớc Mỹ siêu cường. Mình về nhận nhiệm vụ trưởng phà vào đúng thời kỳ này. Một đng viên trẻ, mới hai by tuổi có một ít thành tích về rà phá bom nổ chậm, bom từ trường trên các tuyến giao thông trong tỉnh như : Truông Bồn, rú Trét và sông Lam. Lo lám chứ ạ! Một tập thể kiên cường giàu thành tích như thế, ba đại đội lính gạo cội phi có một người cỡ tiểu đoàn trưởng dày dạn đứng đầu. Mình còn trẻ quá chăng, còn “non” chăng ? nhưng nghĩ lại cái việc sông nước gi đầu ra hứng đạn bom, cưỡi lên bom này không trẻ chắc gì kham nổi. Và trách nhiệm bám trụ con sông lửa, hai bờ lửa này của một đng viên thì không có quyền so đo, lùi bước. Anh cười giọng còn vang sông nước : Mình cao to, đi đứng vững chắc, đĩnh đạc nh một vị tướng, rồi không sợ, không lùi bớc trước cái chết đe doạ từng giây từng phút vì những chuyến phà trong đêm, dẫn đầu anh em tin phục.

Chúng tôi lội trong cỏ tốt ngợp tìm lại lối vào lại dấu tích căn nhà vĩ đại bên trong núi Dũng Quyết. Anh Chế đứng lại chỉ tay vào chân núi chập trùng đá đen :

- Chú là lính, lại là lính ở cái Bến Thuỷ này, lại là đồng đội hộ mạng cho chúng tôi chú biết. Anh em phà tuy đã chuyển sang giao thông qun lý nhưng vẫn phi sinh hoạt, làm việc rất nghiêm ngặt của chế độ người lính. Hn ba trăm con người ban đêm chia làm hai kíp việc vận hành phà từ 20 giờ đêm đến 05 giờ sáng. Một tổng đài được đặt trong núi Dũng Quyết nối với trạm điện thoại đặt ở ngoài đầu bến. Tổng đài liên lạc được thẳng với Bộ Giao thông - Vận ti, liên lạc thẳng với các ban ngành tỉnh Nghệ An và Thành phố Vinh. Đặc biệt từ tổng đài Núi Dũng Quyết gọi thẳng được cho trung đoàn pháo cao xạ 233 (Đoàn Đống Đa) vào các năm ác liệt nhất năm 1968 và năm 1972. Nội dung liên lạc xoay quanh : tắc phà hay thông, gii quyết thưng binh tử sỹ, thông báo khu vực bom nổ chậm, bom từ trường máy bay Mỹ vừa th xuống, yêu cầu chi viện, giúp đỡ về đời sống, lời động viên, một vài thùng lưng khô, bột trứng ca la thầu v.v.

Từ lâu trong lòng núi Dũng Quyết đã như một thành phố hầm thu nhỏ, nhiều ngóc ngách, nhiều loại hầm nối thông với nhau, Núi Quyết trở thành “ngôi nhà vĩ đại” của anh em công nhân phà và của nhiều lực lượng khác : Kho, công binh, đài quan sát, ni trú ẩn của nhân dân khu phố năm, xã Hưng Thuỷ, Vĩnh Tân khi máy bay Mỹ mở các chiến dịch đánh phá quá ác liệt, hoặc có thông báo máy bay B52 nem bom ban đêm năm 1972. Có thể nói núi Quyết là địa đạo nổi của Vinh - Bến Thuỷ còn ẩn chứa rất nhiều câu truyện bi hùng, bi thưng và lãng mạn đẹp đẽ thời chiến tranh khốc liệt, ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh, cái chết không chỉ đe doạ hàng đêm, hàng ngày mà từng phút, từng giây.

Đối với chúng tôi những chàng lính pháo bám chốt đã vậy, các anh còn hứng chịu nhiều nguy hiểm hn, bởi các anh không có vũ khí đánh lại hàng tấn vũ khí nguy hiểm nhất ở thời điểm đó, họ chỉ có sự can trường, ý chí của người chiến sỹ sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc đã thắng  cái bn năng sợ hãi có ở muôn loài chúng tôi đã nói ở phần đầu, và sự tinh nhậy phi thường được rèn rũa mà anh em vẫn gọi là “giác quan thứ sáu”. chính tôi cũng được anh trong trận địa tặng cho cái giác quan linh cm đó chỉ sau này bạn tôi khi đó là khẩu đội trưởng pháo đã thành tiểu đoàn trưởng nói lại tôi mới biết.

Anh Nguyễn Đăng Chế nói giọng hi trầm :

- Chín người trên một chuyến phà chịu trách nhiệm trước sinh mệnh mình và một trách nhiệm nặng nề trước tài sn to lớn của nhân dân, của quân đội, của Đng, nhà nước giao, hàng ngàn chiếc xe chở đạn, gạo, thực phẩm, áo bạt, lán bạt, c hàng ngàn áo ni lông liệm tử sỹ cho chiến trường. Một chuyến phà qua sông Bến Thuỷ rộng 600 mét đi và về hai chiều chậm nhất là 12 phút. Một phà chở  được 06 xe vận ti nặng - có đêm huy đông 04 ca nô, kéo hai phà ghép lại với nhau chở được 12 xe. Chạy phà liên tục, các anh em sẵn sàng chờ thay phiên nhau, bổ sung người bị thưng, hi sinh giống như bộ phận bộ binh đánh công kiên, nằm ở cửa mở vào đồn địch, mội đêm tính ra gần 1000 xe qua trọng điểm số 1 Bến Thuỷ. Sáng ra ướt át, mệt nhừ người, anh em chúng tôi giống như một bầy chuột nước (về ngoại hình), theo đường hào giao thông về “căn nhà vĩ đại”. Số được ngủ bù, số đông cầm xẻng đào hào sâu hn, mở rộng hn, một số củng cố và đào tiếp đường hầm trong núi. Anh Chế người chỉ huy đeo băng đỏ trưởng phà, và anh Chế cũng giống như anh em, tự đặt phn gỗ, không cần tri chiếu, nằm xuống tự căng lại ni lông che nước nhỏ giọt từ trần, tự tay lấy mỳ bột trộn nước nắm lại gói lá chuối rồi cho vào bếp nướng. Với ông trưởng phà lo nhất là tắc phà, ùn xe, ngán nhất là pháo ngoài biển bất ngờ câu tới, pháo cỡ đại nhằm thẳng vào anh em và mình, sức nổ ngang một qu bom, nổ rồi mới nghe tiếng, sau đó mới đến bom, rocket, tên lửa từ tầu bay th xuống.

Vào một đêm giữa năm 1972 vô cùng căng thẳng anh Chế được báo có điện thoại của đồng chí Phan Trọng Tuệ (lúc này là Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận ti), cầm tổ hợp máy anh được nghe giọng nói trầm ấm nhưng cưng quyết của ông : “Tất c chúng ta chiến đấu vì miền Nam ruột thịt, Đồng bào Miền Nam đang từng giờ, từng phút chờ ta. Hãy hoàn thành trọng trách của mình đồng chí trưởng phà nhé” Anh Chế vừa lo, vừa mừng vì công việc trên nóng bỏng này góp sức với đồng bào chiến sỹ c nước.

Tháng 11 năm 1972 phà Bến Thuỷ tắc bẩy ngày do máy bay Mỹ ném quá nhiều bom nổ chậm và bom từ trờng thế hệ mới. Ngời Mỹ tinh nhậy ci tiến bom đạn cho nó hiện đại hn, nguy hiểm hn đứng đầu thế giới. Tin phà Bến Thuỷ tắc được thông báo cho tất c chiến sỹ đoàn pháo Phòng thành - Đống đa chúng tôi và tin đến c nhân dân thành phố và c tỉnh Nghệ An. Phưng án dùng các thuyền khử từ (dùng đinh tre thay cho đinh sắt) rà phá không kết qu, Bộ tư lệnh giao thông (đồng chí Phan Trọng Tuệ trực tiếp làm tư lệnh, Thiếu tướng Lê Quang Hoà (sau là Thượng tướng) Chính uỷ Quân khu Bốn trực tiếp làm chính uỷ) huy động các tầu phóng từ hi quân lướt trên bom liên tục phóng từ kích cho bom nổ. Phóng từ nhiều lần vẫn còn tám qu lì lợm dấu mặt dưới nước sâu không chịu lên tiếng. Anh Chế nên ý kiến dùng phà lớn chạy tốc độ nhanh, lướt trên tám qu bom với kích từ mạnh buộc bom phi nổ, sức nổ các qu bom sẽ kích nổ các qu bên cạnh nổ hết. Ông Nguyễn Sỹ Hoà khi đó là Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch tỉnh hỏi to : “Ai sẽ là người chỉ huy con phà cm tử này”. Anh Chế điềm tĩnh, giọng đanh lại : “Báo cáo tôi là phà trưởng, tôi trực tiếp chỉ huy trên phà”. Anh Chế ra lệnh cho anh em buộc phao bi thật cẩn thận vì lường trước khi bom nổ sẽ hất các anh ra ngoài sông.

15 giờ, lợi dụng thời tiết mùa đông xấu, trời nhiều mây, con phà cm tử xuất kích. Tiếng máy hai ca nô đẩy cao tốc rồ lên. lần thứ nhất lướt qua chỉ có con phà rẽ sóng ào ạt. Lần thứ hai vẫn vậy, lần thứ ba (quá tam ba bận) hai qu bom sát phà nổ, từ trường mạnh cùng với sức nổ kích các qu bom gần như tức thì nổ dữ dội. Những khối nước khổng lồ bùng lên, hai ca nô bị đứt xích cùng c con phà bị hất tung lên trời, hai anh công nhân bị sức ép hộc máu vẫn cố gắng lái ca nô đâm vào bờ. Con phà chìm dần xuống còn lại Nguyễn đăng Chế bị sức ép rất nặng, nổi bập bềnh trên sông. Điện thoại báo lên tỉnh trưởng phà Nguyễn Đăng Chế đã đã chết. Mẹ đẻ và vợ anh khóc ngất. Đn vị chuẩn bị làm tang cho anh quan tài, vI liệm đã mang tới. Bất ngờ đến 01 giờ sáng Nguyễn Đăng Chế bỗng tỉnh dần. Sự kiên trì hiếm thấy, lòng tin con người ấy chưa thể chết, và nắm chắc chuyên môn nên bác sĩ bệnh viện trưởng bệnh viện đã cứu sống Nguyễn Đăng Chế.

Tinh thần dũng cm, gan vàng, dạ sắt, sự sáng tạo của anh Chế và đồng đội đã khai thông phà Bến Thuỷ trong thời điểm quan trọng, máy bay B52 ri bom liên tục nhiều vùng ở Nghệ An gây sức ép lớn trong việc chi viện cho tiền tuyến. Cũng trtong thời gian này trung đoàn tên lửa Quang Trung (Trung đoàn 260), tiểu đoàn bố trí gần sân bay Dừa, Anh Sn, Nghệ An đã hạ một chiếc máy bay chiến lược B52. Chiếc máy bay ri ở trên đất Lào gần biên giới Thái Lan. Hội đồng Tham Mưu Trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã lập một hội đồng khoa học đến tận ni nghiên cứu và lần đầu tiên công nhận tên lửa SAM 2 bắn ri máy bay B52 Mỹ (Đó là đêm 22 tháng 11 năm 1972). Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức cho các kíp trắc thủ vào trung đoàn Quang Trung ở sân bay Dừa thực tập, rút kinh nghiệm đánh máy bay B52. Thời điểm đó cách đêm đầu tiên trận Điện Biên Phủ trên không - Hà Nội cha đầy một tháng - đêm đầu tiên Mỹ ném bom Hà Nội là ngày 18 tháng 12 năm 1972.

Với thành tích nổi bật trong ba năm, nhất là năm 1972 Nguyễn Đăng Chế đã được tỉnh Nghệ An đề nghị làm hồ s phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng Nguyễn đăng Chế một mực từ chối. Anh tâm sự :

“Tập thể bộ đội, công nhân phà Bến Thuỷ có nhiều tấm gưng, có nhiều hành động anh hùng. Vào những thời điểm cam go nhất anh em bước chân lên phà rời bến đã là hành động anh hùng. Anh Nguyễn Xuân Cử công nhân lái ca nô bị pháo biển bắn vào nổ trên phà xé dập cánh tay phi, anh bình tĩnh lấy tay trái giữ chặt cầm máu. khi anh ngã xuống anh vẫn dùng hai chân lái phà đúng bến cho xe lên. còn 21 anh em bị bom dập, bom vùi. Chính tôi, vào lúc Mỹ đánh phà dữ dội nhất, đã cùng đội mai táng 08 anh em hi sinh. Vừa đắp mộ xong bom nổ lại bị đào tung lên. Tôi ngồi ôm anh em từ 20 giờ tối đến tận 12 giờ đêm, có lúc lấy thân người mình che cho anh em mà vẫn chưa mai táng được. đồng đội tôi còn nhiều người xứng đáng. Họ xứng đáng được phong tặng anh hùng.

Tôi đi cùng anh trên đường Phượng Hoàng Trung Đô, anh chỉ cho tôi vị trí nghĩa trang lớn bây giờ nhà cửa san sát. Anh Chế ri nước mắt :
- Không hiểu anh em đã được đưa về đâu - Giọng anh nghẹn lại :
- Tôi đã làm tờ trình gửi nhiều ni : Bộ Giao thông - Vận ti, các ban ngành trong tỉnh và c quan chính sách quân khu đề nghị cho anh em còn sống gặp lại nhau sau 40 năm, rồi đi tìm, đi thắp hưng cho anh em đã khuất mà chưa tổ chức được. Bây giờ nhiều đầu mối qun lý liên quan đến phà. Có cầu rồi, có đường tốt rồi. Đây có dự án làm cầu nữa. Anh nói như khóc : Giờ có tiền rồi phi chăng người ta quên ! …

Anh dắt tôi lên đầu cầu Bến Thuỷ to đẹp giọng ngàn ngạt :
- Cái trận địa của chú bo mạng cho chúng tôi hắn ở mô ?
Tôi chỉ cho anh vùng cồn, nước, bờ cây anh nói giọng bất ngờ vang to:
- Cái trận địa đó nữa cũng phi là một điểm của vùng di tích .

                                                   Bút ký lịch sử của nhà văn Đào Thắng