Nghệ An với trên 82 km bờ biển, là tỉnh có vùng biển rộng của Bắc miền Trung, vô cùng giàu có các nguồn lợi thủy hải sản bởi nằm trong khu vực hệ cá vịnh Bắc bộ. Nghề khai thác hải sản là một nghề truyền thống lâu đời ở tỉnh ta. Biển và người Nghệ An trải qua bao thăng thầm vẫn gắn bó bên nhau.

"Thuyền là nhà, biển cả là quê hương", " Thuyền lưới là vũ khí, ngư dân là chiến sỹ", " Cát vàng, sóng xanh, buồm nâu, máu đỏ"," Tất cả vì miền Nam ruột thịt", " Vững tay chèo, chắc tay súng"! Đó là nhữngkhẩu hiệu khắc trên đá, trên đảo, trên các bờ biển thời chiến mà ngư dân các làng chài xứ Nghệ đã thuộc lòng. Những khẩu hiệu trên thể hiện lòng yêu nước, yêu biểncháy bỏng, quyết tâm đánh giặc bảo vệ biển trời Tổ quốc của nhân dân nói chung và ngư dân nói riêng.

Hôm nay đứng trước biển, chúngta lại càng tự hào về những dấu son mà ngư dân Nghệ An đã ghi vào lịch sử dân tộc. Ngày 5/10/1949, 400 tên lính Pháp, 100 tên lính da đen, 500 tên lính ngụy và Việt gian cùng 5 tàu thủy, một hàng không mẫu hạm cùng 5 máy bay yểm trợ đổ bộ lên vùng Lạch Thơi, Lạch Quèn, Lạch Cờn, kéo lên Hoàng Mai, Cầu Giát, Quỳnh Thuận giết hại dân lành, đốt hết nhà cửa. Quân và dân ta đã tiêu diệt được 113 tên địch.

766768_small_64284.jpg

                                                      Sau chuyến ra khơi


Thời kỳ đất nước trong giai đoạn vừa sản xuất vừa chiến đấu (1964-1975), đặc biệt ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ gây ra "sự kiện Vịnh Bắc bộ" , ngư dân Nghệ An tham gia những chuyến tàu không số, lao vào những đoàn tàu biệt kích của Mỹ. Hàng ngàn ngư dân đã ngã xuống, chỉ trong 3 năm từ 1965-1968: đã có 632 ngư dân Nghệ An ngã xuống, 700 tàu thuyền bị cháy, chìm.

Đỉnh cao như năm 1968: Nghệ An đã huy động 1.105 chiếc thuyền làm vận tải cho miền Nam. Ngư dân vừa tham gia vận tải lương thực, khí giới, vừa rà phá thủy lôi, đánh chìm tàu giặc. Hàng trăm ngư dân vùng biển trở thành liệt sỹ, có người lặng lẽ nằm lại biển khơi. Những đóng góp to lớn đó góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Lịch sử đã ghi công anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Bá Vanh hi sinh oai hùng khi đánh tàu biệt kích. Nhiều xã thời kỳ đó đã được tôn vinh Anh hùng lực lượng vũ trang như: Quỳnh Long, Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu), Nghi Hương (Nghi Lộc), Diễn Thành, Diễn Ngọc (Diễn Châu)...


Gặp anh Ngô Trí Đông (xóm Yên Thịnh - Diễn Ngọc - Diễn Châu) ngay trên bến Lạch Vạn sau chuyến ra khơi đầy cá cập bờ. Rít điếu thuốc lào sảng khoái, anh hứng khởi đọc tôi nghe mấy câu thơ anh sáng tác: "Nhờ ơn Đảng dẫn đường chỉ lối. Tàu xa bờ nay đã ra khơi. Cơm ngày ba bữa với cá tươi. Dãi nắng dầm sương vẫn thấy thường".

Đối với anh Đông, anh Vĩnh, anh Hùng, những chủ tàu cá tôi đã gặp ở bến Lạch Vạn - Diễn Châu thì biển cả là nơi nhìn ra thế giới, nơi mở mang trí tuệ, cho họ cuộc sống. "Cuộc sống chúng tôi chủ yếu trên biển, đến nỗi về đất liền đi dép thấy không quen. Những đêm trăng sáng, cả đoàn nằm chờ cá, mà hát đến kiệt các bài hát. Biển lúc đó mênh mông và đẹp vô cùng" - anh Hùng cho biết. Không chỉ đánh cá để có cuộc sống cho gia đình, giữ gìn nghề truyền thống của quê hương mà còn tham gia vào sứ mệnh giữ gìn biển cả. Giữa biển trời mênh mông sóng nước, hàng chục tàu cá làm nghề lưới rê, lưới giã liên kết hỗ trợ nhau dầu, đá, cứu nạn cứu hộ cho nhau.


Hơn 4.500 con tàu trong toàn tỉnh, ngư dân Nghệ An tham gia ngư trường ra khơi , vào lộng, trong đó Quỳnh Lưu chiếm trên 50% số lượng tàu. Quỳnh Long, Tiến Thủy, Quỳnh Nghĩa, Sơn Hải, Quỳnh Phương.... là những xã có số tàu xa bờ nhiều nhất tỉnh và đánh bắt hiệu quả.

Hai năm nay đánh cá được mùa. Chính sách khuyến khích đóng tàu xa bờ , hỗ trợ lãi suất là động lực gúp bà con vươn khơi bám biển. Ở Quỳnh Long, chỉ trong 2 tháng 5 và 6 năm 2011, 22 tàu vây, 11 tàu chụp của xã bình quân một chuyến (4-5 ngày) doanh thu đạt 15-20 tấn hải sản, thu về 150-200 triệu đồng. Anh Trần Xuân Thành - sinh năm 1976, tàu trưởng ở Phú Liên - Quỳnh Long,cho biết: "Được vay vốn, tôivừa đóng một con tàu 550 CV tổng chi phí hết 2,2 tỷ đồng. Chuyến biển này, tàu tôi được hơn 20 tấn cá, thu về hơn 200 triệu đồng. Trừ chi phícòn lãi hơn100 triệu đồng. 15 lao động trên tàu tháng này được 7-12 triệu đồng.


Nhiều lần đến với biển, được nghe tâm sự của những người đi biển, say đắm trong không khí rộn ràng được mùa cá, những đoàn thuyền chiều chiều cập bờ hối hả , trên mui tàu phần phật lá cờ đỏ sao vàng, lại càng cảm nhận tình yêu biển của ngư dân.Họ đã tự nguyện chọn một nghề gian khó và đầy hiểm nguynhưng đó là một nghề giàuý nghĩa.


Châu Lan