Mong có nhiều cán bộ là người địa phương
"Bản thân tôi cũng là một người con của đồng bào dân tộc Khơ mú, sinh ra lớn lên ở mảnh đất Kỳ Sơn còn nhiều khó khăn, tôi mong muốn Đại hội lần này, đồng thời với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho tỉnh Nghệ An nói chung cần có sự quan tâm riêng, đặc thù về chính sách cho các huyện miền núi cao, đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số. Đặc biệt là về công tác xây dựng đảng và công tác cán bộ.
Mong rằng nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy đảng sẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 18, 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Đề án số 09-ĐA/TU, ngày 18/4/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị. Tiếp tục thí điểm một số mô hình mới về tinh gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; sơ kết, tổng kết, nhân rộng những mô hình phù hợp.
Đối với cán bộ vùng cao, ngoài năng lực điều hành, lãnh đạo còn cần có sự lăn xả, am hiểu phong tục tập quán của đồng bào, thông thạo điều kiện địa lý, trăn trở để có thể vừa cầm tay chỉ việc, giúp người dân từng bước thoát nghèo về mọi mặt. Cho nên, mong rằng nhiệm kỳ tới tỉnh sẽ có những chính sách về cán bộ hiệu quả, phù hợp với các địa phương, nhất là với cán bộ miền Tây, vùng sâu vùng xa, các huyện nghèo 30a".
Quan tâm giáo dục, phát huy bản sắc các dân tộc thiểu số
Đại biểu cũng kỳ vọng vào những bước tiến mới, đột phá trong nhiệm kỳ này về tất cả các lĩnh vực, trong đó sẽ có những quyết sách về lãnh đạo chỉ đạo, giải quyết một cách quyết liệt và dứt điểm, triệt để các vấn đề tồn đọng trong đền bù giải phóng mặt bằng cũng như những hệ lụy của các dự án thủy điện, các chương trình dự án xây dựng khác ở vùng miền Tây Nghệ An chung, ở huyện Tương Dương nói riêng.
Bên cạnh đó, bà Vy Thị Bích Thủy cũng mong muốn nhiệm kỳ tới, sẽ có chiến lược sắc nét và thật sự hiệu quả trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Song hành với đó là sự quan tâm hơn nữa về công tác giáo dục ở miền núi về cả cơ sở vật chất và những giải pháp cụ thể về chất lượng.
Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội lần này cho biết, phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An sẽ tập trung: triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc hội. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực trong những ngành, lĩnh vực có lợi thế của vùng.
Đó là phát triển kinh tế rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, các sản phẩm đặc sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản theo hướng hình thành một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu như: Sữa, chè, các sản phẩm gỗ, cây ăn quả, dược liệu... Đẩy mạnh phát triển các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản; tăng cường quảng bá, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu lịch sử, đời sống văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số, làng nghề truyền thống,...
Tôi thấy đây là định hướng rất đúng đắn, và có nhiều nội dung phù hợp với địa phương như huyện Kỳ Sơn. Bởi vậy, hy vọng rằng những chính sách này sẽ được cụ thể hóa, tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để địa phương có thể phát huy được các ưu thế của mình, từng bước giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương.