Chiến đấu cơ Su-27UBK số hiệu 8526 của Không quân Việt Nam vừa tham gia cuộc diễn tập bắn đạn thật sau khi hoàn thành nâng cấp.

Thông tin này được nói đến trong phóng sự vừa được phát sóng trên Kênh truyền hình QPVN. Trung đoàn tiêm kích 925, Sư đoàn 372 vừa đưa các tiêm kích Su-27 tham gia cuộc diễn tập bắn ném đạn thật của Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức.

Được biết, tiêm kích Su-27UBK 8526 là một trong những chiến đấu cơ Su-27 đầu tiên trong tổng số 5 chiếc đợt đầu được Nhà máy A32 tự đại tu tăng niên hạn sử dụng, theo báo QĐND hồi cuối năm 2016.

images1968327_su27_viet_nam_cay_xoi_muc_tieu_sau_nang_cap_4613685.jpgMục tiêu bị không kích.

Dù không tiết lộ những chiếc Su-27 Việt Nam được nâng cấp lên chuẩn nào nhưng theo căn cứ vào mày sơn của chiếc Su-27UBK 8526 (giống với Su-30), truyền thông quốc tế nhận định, rất có thể Việt Nam đang tiến hành nâng cấp tiêm kích Su-27 lên phiên bản Su-27SM3 với những trang bị hoàn toàn mới và có sức mạnh tương đương với Su-30.

Báo Indonesia dẫn nguồn nhà sản xuất Sukhoi Nga cho biết, việc Su-27 được nâng cấp lên chuẩn Su-27SM3 sẽ khiến những chiếc máy bay thế hệ 4 này sở hữu những khả năng tương đương mới máy bay Su-35S dù bề ngoài không có nhiều thay đổi.

Cụ thể, khi xét về năng lực không chiến ngoài tầm nhìn, Su-27SM3 được trang bị radar mảng pha quét thụ động N001VE-Pero, đây là loại nâng cấp dựa trên N001VEP lắp đặt trên các máy bay Su-30MK2.

Radar N001VE-Pero có thể điều khiển tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu trên không hoặc 4 mục tiêu mặt đất, tầm phát hiện máy bay cỡ lớn được tăng lên 190 km so với 150 km của N001VEP.

Chiếc Su-27UBK 8526.

Còn xét ở năng lực không chiến quần vòng cự ly gần (dogfight), động cơ của Su-27SM3 là loại AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F) cùng hệ thống điểu khiển bay tiên tiến giúp nó đạt tốc độ cao hơn Su-30SM và tầm hoạt động tăng lên tới 4.000 km.

Còn xét ở năng lực không chiến quần vòng cự ly gần (dogfight), động cơ của Su-27SM3 là loại AL-31FM1 có lực đẩy 135 kN (so với 123 kN của AL-31F) cùng hệ thống điểu khiển bay tiên tiến giúp nó đạt tốc độ cao hơn Su-30SM và tầm hoạt động tăng lên tới 4.000 km.

Và để có thể khai thác được những kỹ năng vận hành và kỹ năng bay, tác chiến trên các hệ thống điện tử, vũ khí hiện đại của máy bay mới, các phi công Su-27SM3 phải được huấn luyện thành thục trên hệ thống mô phỏng bay cho riêng máy bay này.

Hệ thống mô phỏng bay của máy bay Su-27SM3 được trang bị rất hiện đại, sát với thực tế sử dụng trên máy bay thật. Trong đó có hệ thống các màn hình hiện thị cho không gian phía trước máy bay và màn hình hiển thị những thông số, tình trạng hoạt động, vũ khí trên máy bay.

Nếu thực sự Su-27 Việt Nam được nâng cấp lên chuẩn Su-27SM3 thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc sức mạnh Không quân Việt Nam được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin từ truyền thông nước ngoài, trong khi đó chưa có nguồn tin chính thức nào của Việt Nam xác nhận về gói nâng cấp lên chuẩn SM3 này.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN