Sự phát triển vượt bậc của Quân đội Trung Quốc khiến lực lượng này được dự báo sẽ sớm trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ trong nay mai.

Quân đội Trung Quốc (PLA) nói chung và Không quân Trung Quốc (PLAAF) nói riêng đã vượt ra khỏi phạm vi của một lực lượng phòng thủ truyền thống và đang trên đường đe dọa vị trí độc tôn của Mỹ.

Đứng trước thách thức mới, dĩ nhiên Quân đội Mỹ cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, một trong số đó là xác định rõ đối tượng tác chiến.

images1968295_my_toan_tinh_gi_khi_f_16_dong_gia_tiem_kich_trung_quoc__5983cc27f2c33.jpgTiêm kích F-16 của Không quân Mỹ mang màu sơn lạ.

Trên các trang báo Trung Quốc vừa xuất hiện hình ảnh một chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon được sơn màu đen toàn bộ, đây là điều bất thường vì nó khác hoàn toàn diện mạo của chiến đấu cơ đang phục vụ trong Không lực Hoa Kỳ (USAF).

Mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5 FC-31 của Trung Quốc.

Tuy nhiên sau khi xem xét thì hầu hết ý kiến đều dẫn tới nhận định rằng, chiếc F-16 trên được sơn đen nhằm "đóng giả" loại tiêm kích tàng hình thế hệ 5 FC-31 mà Trung Quốc sắp đưa vào biên chế.

Từ trước tới nay, Không quân và Hải quân Mỹ vẫn có truyền thống sơn một số máy bay của mình theo màu của lực lượng đối địch để sử dụng trong chương trình đào tạo không chiến nâng cao cho phi công tiêm kích.

Trong các cuộc tập trận Red Flag, họ còn chú trọng tổ chức diễn tập với những chiến đấu cơ mà phía bên kia sở hữu như MiG-29, Su-27 hoặc Su-30. Dữ liệu thu được giúp ích rất lớn cho Không lực Hoa Kỳ trong việc xây dựng phương án tác chiến tối ưu.

Tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ sơn màu giống như Su-35 và còn thêm cả biểu tượng ngôi sao đỏ của Không quân Nga trên cánh đuôi đứng.

Với việc cho F-16 đóng giả FC-31 để luyện tập không chiến quần vòng cự ly ngắn, rõ ràng người Mỹ đang đánh giá rất cao sức mạnh của Không quân Trung Quốc, họ xác định rằng đây sẽ là đối thủ lớn, sớm thay thế vị trí của Nga trong tương lai không xa.

Cuộc đối đầu giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới dự báo sẽ rất căng thẳng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng cũng mang lại cơ hội cho khoa học công nghệ phát triển, tương tự như những gì xảy ra lúc Liên Xô - Mỹ chạy đua trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN