Từ đầu năm đến nay, Bình Nhưỡng đã thực hiện 14 lần bắn tên lửa nhưng lần bắn vào tối 28/7 vừa qua đang được nhắc nhiều nhất.

images1968798__m_y_bay_s__t_n_l_a_tri_u_ti_n_b_n_b_t_ng___5984402ee5c2d.jpgMáy bay của hãng Air France. Ảnh: Reuters

Thực tế là vụ bắn tên lửa liên lục địa (ICBM) vào tối 28/7 đã gây chấn động thế giới bởi sau đó truyền thông Mỹ chỉ ra rằng tên lửa đó rơi xuống biển cách đường bay của chuyến AF293 chỉ hơn 100 km.

Tính cụ thể ra thì nó rơi chỉ 7 phút trước khi chuyến bay chở 323 người của hãng hàng không Air France bay đến, theo thông tin từ đài CNN của Mỹ.

Hãng Air France xác nhận chuyến bay AF293 cất cánh từ sân bay quốc tế Tokyo-Haneda của Nhật lúc 22h55 tối 28/7 để bay đi Paris. Theo hãng, máy bay của mình bay theo đường bay hợp pháp, cách xa không phận cấm bay của Triều Tiên.

Air France cho rằng an toàn của chuyến bay không hề bị đe dọa vào tối hôm đó tuy nhiên "sau khi xem xét về vụ thử tên lửa này, chúng tôi quyết định lập một vùng cấm bay rộng hơn nhằm tránh xa hơn lãnh thổ Triều Tiên", hãng tin AFP dẫn thông báo từ Air France phát đi ngày 3/8.

Trong vụ phóng bất ngờ vào tối 28/7 hôm đó, tên lửa của Bình Nhưỡng đã bay được gần 1.000km, đạt độ cao 3.200km trước khi rơi xuống vùng biển Nhật Bản.

Theo đài CNN, trong quá trình rơi xuống biển, tên lửa chỉ cách chuyến bay của hãng Air France chỉ khoảng 100k, tức 7 phút bay. Chính xác thì tên lửa rơi ở khoảng cách 16km đối với 2 đường không lưu thông dụng.

Trả lời với đài RFI, phía Air France khẳng định chuyến bay AF293 “thực hiện phù hợp theo kế hoạch bay và không hề có sự cố nào được báo cáo sau đó. Chuyến bay đã thực hiện theo đường bay mà nhiều hãng hàng không đang sử dụng để bay từ Nhật đi châu Âu”.

"Kể cả việc tên lửa rơi ở khoảng cách hơn 100km được chứng thực, nó cũng không gây nghi ngờ về sự an toàn của chuyến bay", hãng Air France cho biết.

Phía Air France cam đoan hãng này “vẫn phối hợp với các cơ quan chức năng phân tích liên tục các vùng bay có nguy cơ để điều chỉnh đường bay cho thích hợp”.

Trả lời phỏng vấn đài CBS về vụ việc, chuyên gia an toàn hàng không Mark Rosenker xác nhận hệ thống hàng không dân dụng thế giới chưa chuẩn bị cho các tình huống phóng tên lửa bất ngờ như của Triều Tiên: "Tôi không tin là bộ phận kiểm soát không lưu có thể cảnh báo cho máy bay về việc có một tên lửa có thể bay chắn ngang đường bay".

Triều Tiên đã gây báo động cộng đồng quốc tế với chương trình phát triển vũ khí, và hồi tháng 7 thực hiện hai vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng thể hiện năng lực ICBM.

Sau vụ phóng thử tuần trước, các chuyên gia nhận định thành phố New York của Mỹ có thể nằm trong tầm phóng của tên lửa liên lục địa của Triều Tiên.

Theo Tuổi trẻ

TIN LIÊN QUAN