Đến ngày 5/5, tỉnh
Nghệ Anđã xảy ra 262 ổ dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu bò tại 19 huyện, thành, thị với số trâu, bò mắc bệnh 4.627 con. Hiện nay đang còn 111 ổ dịch tại 15 huyện chưa qua 21 ngày; tỷ lệ gia súc mắc bệnh chết cao ở bê non dưới 2 tháng tuổi và bò lai, bê lai.
Dịch viêm da nổi cục trên trâu bò diễn biến phức tạp, lây lan nhanh. Ảnh: Q.A Tổng số gia súc chết là 649 con, bao gồm 3 trâu, 180 bò, 466 bê, tổng trọng lượng tiêu hủy trên 100 tấn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các địa phương trên địa bàn đã chủ động triển khai các giải pháp phòng chống dịch VDNC trên trâu bò, trong đó giải pháp tối ưu là
tiêm phòng vắc xin. Nhưng hiện nay số lượng trâu, bò được tiêm phòng vắc xin VDNC toàn tỉnh chỉ chiếm 30,83% so với tổng đàn (chỉ có 228.000 liều vắc-xin trong tổng số trên 700.000 con). Đây là con số rất thấp, chưa đạt điều kiện để bảo hộ cho đàn vật nuôi.
Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục đang ở mức thấp. Ảnh: Q.A Những địa phương có tỷ lệ tiêm phòng thấp bao gồm Kỳ Sơn, Tương Dương, Nghi Lộc, Quỳ Châu. Trong đó, cá biệt 2 huyện Kỳ Sơn và Tương Dương dù có tổng đàn lên đến 100.000 con nhưng số lượng trâu bò mới được tiêm vắc xin chỉ 2.600 con.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT cho biết, tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin thấp là do công tác tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện tiêm phòng tại cơ sở chưa được thường xuyên, sâu rộng; người chăn nuôi chưa tự giác trong công tác tiêm phòng; một số thú y hành nghề tự do cố tình giấu dịch để điều trị; chính quyền một số xã chỉ đạo chưa quyết liệt trong công tác tiêm phòng vắc xin VDNC cho trâu bò.
Trước tình hình dịch diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Nghệ An đã có công điện khẩn số 15/CĐ-UBND ngày 4/5/2021 về việc triển khai cấp bách các giải pháp phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò và dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt đồng bộ các giải pháp
phòng chống dịch, không để dịch kéo dài làm lây lan và phát sinh các ổ dịch mới...
Người dân cần phun tiêu độc khử trùng, dọn vệ sinh chuồng trại thường xuyên để tránh lây lan dịch. Ảnh: Q.A Các địa phương thành lập đội phản ứng nhanh thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, vứt xác trâu bò chết, lợn chết ra môi trường; tiêu hủy ngay xác trâu, bò, lợn chết tránh ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh. Những huyện nào lơ là, thiếu trách nhiệm, để dịch lây lan ra diện rộng, để người dân vứt xác động vật chết ra môi trường thì Chủ tịch UBND huyện đó bị phê bình và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.