Theo công điện, UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Nghệ An thực hiện các nhiệm vụ sau:
-Nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ V/v triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Quyết định số 5817/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Nghệ An, về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
-Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi cấp huyện, xã.
- Xây dựng kịch bản ứng phó với Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể các tình huống trên địa bàn chưa xảy ra dịch, dịch phát hiện ở phạm vi nhỏ hẹp, dịch trên phạm vi rộng; giao trách nhiệm cụ thể cho bí thư, xóm trưởng, các ban, ngành liên quan, các thành viên ban chỉ đạo chống dịch.
- Tổ chức Hội nghị mở rộng để thông báo tình hình dịch bệnh và triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi.
- Xuất kinh phí dự phòng để chủ động trong công tác phòng, chống dịch: kinh phí hoạt động đoàn liên ngành, điểm chốt chặn kiểm soát dịch bệnh, mua vật tư, bảo hộ lao động, bình phun động cơ, hóa chất, vôi bột…, kinh phí hỗ trợ cho lực lượng phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo UBND các xã, người chăn nuôi, cơ sở giết mổ, kinh doanh lợn và sản phẩm lợn tự mua vôi bột, hóa chất để khử trùng, tiêu diệt triệt để nguồn bệnh, với phương châm phòng từ hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi là chính; áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong giết mổ, kinh doanh.
-Rà soát rà soát các cơ sở giết mổ động vật, đặc biệt là các điểm giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho hoạt động giết mổ nếu không đạt yêu cầu vệ sinh thú y.
UBND tỉnh yêu cầu kiểm soát chặt việc buôn bán thịt lợn rong, buôn bán thịt lợn vỉa hè để kiểm soát việc dịch tả lợn châu Phi lây lan trên địa bàn. Ảnh: Lâm Tùng -Tăng cường nhân lực cho việc kiểm soát giết mổ để đảm bảo động vật được đưa vào giết mổ đều khỏe mạnh. Cấm bán thịt lợn rong, bán thịt lợn tại các vỉa hè. Tăng cường giám sát lâm sàng khu vực xung quanh ổ dịch và tại nơi có nguy cơ nhằm phát hiện dịch sớm, xử lý nhanh ổ dịch.
Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã cần tuyên truyền liên tục trên các kênh thông tin của huyện, xã về sự nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các biện pháp phòng, chống dịch để người dân tự giác thực hiện tốt 5 không “Không dấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt xác lợn ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt”.
Đồng thời tuyên truyền các giải pháp tỉnh, huyện, xã đã triển khai phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi để người dân không quay lưng lại với sản phẩm của lợn.
Phun khử trùng các phương tiện vào ra vùng dịch tại xóm 7 xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu). Ảnh Lâm Tùng Tính đến ngày 16/3, trên địa bàn Nghệ An đã có 2 ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Quỳnh Mỹ (Quỳnh Lưu) là tại xóm 7 và xóm 8. Riêng tại xóm 7 được phát hiện ngày 12/3 khi có kết quả dương tính với lợn chết tại gia đình ông Hoàng Văn Lan và đến 9 giờ sáng ngày 16/3, cơ quan Thú y vùng III đã có kết quả chính thức mẫu xét nghiệm trên dương tính với dịch tả lợn châu Phi tại gia đình bà Nguyễn Thị Thủy ở xóm 8, xã Quỳnh Mỹ bị chết do bệnh.