Ti vi, máy tính và điện thoại di động trong phòng ngủ của trẻ có thể gây lo âu và cản trở giấc ngủ ngon.
Các nhà nghiên cứu khuyên các bậc phụ huynh cần dọn ngay tivi, máy tính và điện thoại di động ra khỏi phòng ngủ của con vì những thiết bị này là nguyên nhân gây lo âu, cản trở giấc ngủ và ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ.
Việc đặt tivi và máy chơi game phòng phòng ngủ khiến não bộ "nhận diện" phòng ngủ là nơi giải trí chứ không phải là nơi để yên tĩnh và nghỉ ngơi.
Con việc chơi những game bạo lực trong phòng ngủ khiến não xem đây là nơi nguy hiểm và cần "cảnh giác".
Năm ngoái một nghiên cứu của hội người tiêu dùng Ofcom năm 2012 thấy rằng trẻ vị thành niên gửi đi trung bình 193 đoạn văn bản mỗi tuần, nhiều gấp đôi năm 2011. 70% số trẻ vị thành niên có tivi trong phòng ngủ.
Theo nghiên cứu công bố trên tờ Journal of Pediatric Psychology thì giảm giờ ngủ chỉ khoảng một tiếng có thể ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập của trẻ. Học sinh tiểu học thức khuya sẽ gặp khó khăn hơn khi giải toán và có kỹ năng ghi nhớ kém hơn.
Tuy nhiên, đẩy giờ ngủ lên sớm hơn - thậm chí chỉ 60 phút - sẽ giúp trẻ bình tĩnh hơn và có thể tập trung tốt hơn.
Tác giả chính của bài viết, TS tâm lý Jennifer Vriend, trường Đại học Dalhousie, Canada cho biết: "Một trong những thủ phạm lớn nhất gây thiếu ngủ và rối nhiễu giấc ngủ là công nghệ.
"Nhiều "teen" luôn kè kè điện thoại khi đi ngủ và thường xuyên bị đánh thức suốt đêm bởi điện thoại rung và đổ chuông khi có tin nhắn, email hoặc lời nhắn trên Facebook.
"Đặt tivi và máy chơi game trong phòng ngủ cũng là một vấn đề. Nó khiến não bộ coi đây là nơi giải trí chứ không phải là môi trường yên tĩnh cho giấc ngủ.
"Vì thế khi các "teen" chơi game bạo lực thường xuyên trong phòng ngủ, não sẽ bắt đầu coi nơi này là nơi cần cảnh giác và sẵn sàng trước nguy hiểm; não sẽ không muốn "ngủ" trong môi trường như vậy".
TS Vriend nói thêm: "Ngủ đủ giấc sẽ giúp cảm xúc ổn định hơn, tâm trạng tích cực hơn và cải thiện sự chú ý, tất cả những điều này sẽ cải thiện thành tích học tập của trẻ.
"Hơn nữa, khi ngủ, những gì chúng ta học được ban ngày sẽ được củng cố, vì thế trẻ thiếu ngủ sẽ bị "rơi" mất kiến thức đến 2 lần".
Những kết quả trên dựa trên nghiên cứu được tiến hành trên 32 trẻ (8-12 tuổi) có thời gian nghỉ ngơi trung bình là 9 tiếng mỗi đêm.
Trong tuần đầu tiên, trẻ vẫn giữ nguyên nếp sinh hoạt bình thường, nhưng sau đó nhóm được chia thành 2, một nửa giảm thời gian ngủ trong 4 ngày liên tục trong khi nhóm còn lại vẫn giữ như bình thường. Tính trung bình những trẻ đi ngủ sớm hơn 1 tiếng sẽ ngủ được thêm 73 phút so với những em đi ngủ muộn hơn 1 tiếng, nhưng hậu quả thì rất đáng kể.
Sau 4 ngày, các trẻ được làm một số test cơ bản để đánh giá khả năng giải toán thành thạo, mức độ chú ý, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ làm việc, đồng thời phụ huynh ghi nhật ký về hành vi của trẻ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: "Ngay cả những khác biệt khiếm tốn trong thời gian ngủ, tích luỹ qua một vài ngày, cũng có thể ảnh hưởng đến những chức năng nhận thức và cảm xúc quan trọng ở trẻ. Có thể giả định rằng thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ gây hậu quả xấu hơn nhiều.
"Nghiên cứu làm sáng tổ sự cần thiết phải giáo dục cho cán bộ y tế, giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng của thói quen ngủ lành mạnh cũng như những hậu quả xấu của thiếu ngủ".
Theo Dân trí /Telegraph