Theo Nghị định 40/NĐ-CP thay thế Nghị định 38/CP quy định: cơ sở xả thải 500 m3 nước thải/ngày đêm (trước đây 1.000 m3/ngày đêm) và khí thải (đốt) từ 0,5 tấn/giờ trở lên (trước đây 1 tấn/giờ) phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động để giảm sát.
Xét theo quy định đó, ở Nghệ An có 18 cơ sở xả thải ra môi trường phải lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và một đơn vị có thể lắp nhiều trạm quan trắc.
Từ nay đến cuối năm 2019, các điểm còn lại là KCN Nam Cấm (Nghi Lộc), Cụm trại còn lại và nhà máy TH tại Nghĩa Đàn, sắn Hòa Sơn (Anh Sơn), Nhà máy đường sông Con (Tân Kỳ) hay Nhà máy bia Sài Gòn Nghệ Tĩnh và một số cơ sở khác phải hoàn thiện, lắp đặt thêm 8 bộ thiết bị quan trắc tại đơn vi mình theo quy định.
Các trạm quan trắc sẽ tự động gửi kết quả về máy chủ đặt tại Trung tâm quan trắc tỉnh theo blog 5 phút/lần để theo dõi một cách khách quan, liên tục và đầy đủ quá trình xả thải ra môi trường 24/24h. Khi mức độ xả thải vượt ngưỡng cho phép, phần mềm sẽ cảnh báo theo các mức dấu hiệu về Sở Tài nguyên môi trường, trên cơ sở đó sẽ đưa ra cảnh báo cho doanh nghiệp và ngành có các biện pháp xử lý.
Theo Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Cụ thể: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không lắp đặt trạm quan trắc online, không thực hiện quan trắc môi trường từ 75% các thông số phải quan trắc trở lên, không kết nối với cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 60.000.000 đến 70.000.000 đồng nếu không thực hiện quan trắc theo quy định, làm sai lệch số liệu quan trắc.
Đình chỉ khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước từ 01 đến 03 tháng.