Hội chợ du lịch-ẩm thực-làng nghề truyền thống Thái Nguyên 2012 với chủ đề “Thái Nguyên xưa và nay-nơi hội tụ bản sắc văn hóa, du lịch, ẩm thực và làng nghề truyền thống vùng Việt Bắc,” khai mạc tối 15/5 tại trung tâm Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hoạt động này nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về ATK Thái Nguyên lãnh đạo kháng chiến (20/5) và 122 năm ngày sinh của Người.
Hoạt động này nằm trong chuỗi các hoạt động hướng tới Kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ về ATK Thái Nguyên lãnh đạo kháng chiến (20/5) và 122 năm ngày sinh của Người.
Điều đặc biệt nhất tại Hội chợ lần này đó là việc tái hiện chợ kháng chiến, mô phỏng không gian chợ vùng Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp của đồng bào các dân tộc vùng ATK. Các gian hàng được tạo dựng theo đúng tính chất dã chiến, mộc mạc, giản dị ngay dưới những tán cây với hàng hoá là các sản vật vùng Việt Bắc như măng, ngô, khoai sắn, rau quả, dụng cụ sản xuất, các món ăn, trang phục truyền thống của đồng bào vùng ATK...
Với sự giúp đỡ của Bảo tàng Quân khu I, tại khu chợ kháng chiến còn có khu vực trưng bày tranh ảnh, hiện vật trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Để mô phỏng sinh động chợ kháng chiến, khi hòa mình vào khu chợ, du khách còn được xem lại cảnh bình dân học vụ, nghệ nhân hát then phục vụ bộ đội, dân công và nhân dân... do các nghệ sỹ, diễn viên, nhóm nghệ nhân chuyên nghiệp và quần chúng thể hiện.
Dự kiến, trong thời gian diễn ra Hội chợ (từ 15/5 đến hết ngày 22/5), mỗi ngày cảnh sinh hoạt của chợ kháng chiến được tái hiện một lần, trong khoảng thời gian một giờ vào các buổi tối...
Cùng với khu tái hiện chợ kháng chiến, Hội chợ du lịch-ẩm thực-làng nghề truyền thống Thái Nguyên 2012 còn có 130 gian hàng giới thiệu các mặt hàng truyền thống, sản vật đặc thù của các vùng miền trong cả nước và các gian giới thiệu tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành lân cận.
Tối cùng ngày, vở kịch "Bác không phải là Vua" đã được chính thức công diễn tại Trung tâm văn hóa tỉnh Thái Nguyên.
Vở kịch “Bác không phải là Vua” của tác giả kịch bản Lê Quý Hiền, do hơn 50 diễn viên, nghệ sỹ chuyên và không chuyên của Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên thể hiện sau hơn một tháng triển khai tập luyện với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm.
Vở kịch đưa khán giả trở về những năm 60 của thế kỷ trước, đó là thời điểm sau khi Bác Hồ chia tay đồng bào Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. Trong 5 cảnh của vở kịch, nhân vật Chủ tịch Hồ Chí Minh xuyên suốt tác phẩm và được đạo diễn đặt vào nhiều tình huống đời thường để khắc tạc nên hình tượng con người giản dị của Bác. Các lớp kịch đều tập trung nói về việc Bác Hồ kêu gọi tầng lớp trí thức hãy góp sức kiến quốc; việc thực hành tiết kiệm và ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Người; Bác Hồ luôn sâu sát với quần chúng, tìm hiểu về đời sống nhân dân và Bác Hồ với vấn đề "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân."
Nghệ sỹ Trần Đức Lợi, Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên cho biết đây là lần đầu tiên anh được vinh dự vào vai Bác Hồ nên anh luôn nỗ lực hết mình để hóa thân vào nhân vật, cố gắng tạo được thần thái của Bác, đem đến cho khán giả những cảm xúc kính yêu, tự hào về vị Cha già của dân tộc.
Qua vở kịch này, người xem cảm nhận được qua từng câu chuyện nhỏ, từng lời nói, hành động của Bác đều mang đến cho khán giả những bài học sâu sắc về đạo đức cách mạng. Đó là đức tính cần, kiệm, liêm, chính của Bác trong sinh hoạt, làm việc; là sự thể hiện lời nói đi đôi với việc làm; là lời dạy của Bác với các thế hệ "dân ta phải biết sử ta;" là lời dạy đối với cán bộ trong việc chống căn bệnh bè phái, thành tích, quan liêu, tham nhũng lãng phí; là lời nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trước tiên mới được dân tin, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc; là sự khoan dung, độ lượng với khi cán bộ có lỗi…
Vở kịch "Bác không phải là Vua" cũng sẽ được Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên lựa chọn tham gia Liên hoan sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức vào tháng Bảy tới tại Huế./.
Với sự giúp đỡ của Bảo tàng Quân khu I, tại khu chợ kháng chiến còn có khu vực trưng bày tranh ảnh, hiện vật trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Để mô phỏng sinh động chợ kháng chiến, khi hòa mình vào khu chợ, du khách còn được xem lại cảnh bình dân học vụ, nghệ nhân hát then phục vụ bộ đội, dân công và nhân dân... do các nghệ sỹ, diễn viên, nhóm nghệ nhân chuyên nghiệp và quần chúng thể hiện.
Dự kiến, trong thời gian diễn ra Hội chợ (từ 15/5 đến hết ngày 22/5), mỗi ngày cảnh sinh hoạt của chợ kháng chiến được tái hiện một lần, trong khoảng thời gian một giờ vào các buổi tối...
Cùng với khu tái hiện chợ kháng chiến, Hội chợ du lịch-ẩm thực-làng nghề truyền thống Thái Nguyên 2012 còn có 130 gian hàng giới thiệu các mặt hàng truyền thống, sản vật đặc thù của các vùng miền trong cả nước và các gian giới thiệu tiềm năng du lịch của các tỉnh, thành lân cận.
Tối cùng ngày, vở kịch "Bác không phải là Vua" đã được chính thức công diễn tại Trung tâm văn hóa tỉnh Thái Nguyên.
Vở kịch “Bác không phải là Vua” của tác giả kịch bản Lê Quý Hiền, do hơn 50 diễn viên, nghệ sỹ chuyên và không chuyên của Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên thể hiện sau hơn một tháng triển khai tập luyện với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm.
Vở kịch đưa khán giả trở về những năm 60 của thế kỷ trước, đó là thời điểm sau khi Bác Hồ chia tay đồng bào Việt Bắc về Thủ đô Hà Nội. Trong 5 cảnh của vở kịch, nhân vật Chủ tịch Hồ Chí Minh xuyên suốt tác phẩm và được đạo diễn đặt vào nhiều tình huống đời thường để khắc tạc nên hình tượng con người giản dị của Bác. Các lớp kịch đều tập trung nói về việc Bác Hồ kêu gọi tầng lớp trí thức hãy góp sức kiến quốc; việc thực hành tiết kiệm và ý thức bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị các di tích lịch sử của Người; Bác Hồ luôn sâu sát với quần chúng, tìm hiểu về đời sống nhân dân và Bác Hồ với vấn đề "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân."
Nghệ sỹ Trần Đức Lợi, Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên cho biết đây là lần đầu tiên anh được vinh dự vào vai Bác Hồ nên anh luôn nỗ lực hết mình để hóa thân vào nhân vật, cố gắng tạo được thần thái của Bác, đem đến cho khán giả những cảm xúc kính yêu, tự hào về vị Cha già của dân tộc.
Qua vở kịch này, người xem cảm nhận được qua từng câu chuyện nhỏ, từng lời nói, hành động của Bác đều mang đến cho khán giả những bài học sâu sắc về đạo đức cách mạng. Đó là đức tính cần, kiệm, liêm, chính của Bác trong sinh hoạt, làm việc; là sự thể hiện lời nói đi đôi với việc làm; là lời dạy của Bác với các thế hệ "dân ta phải biết sử ta;" là lời dạy đối với cán bộ trong việc chống căn bệnh bè phái, thành tích, quan liêu, tham nhũng lãng phí; là lời nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trước tiên mới được dân tin, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc; là sự khoan dung, độ lượng với khi cán bộ có lỗi…
Vở kịch "Bác không phải là Vua" cũng sẽ được Trung tâm Văn hóa tỉnh Thái Nguyên lựa chọn tham gia Liên hoan sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức vào tháng Bảy tới tại Huế./.
Theo (TTXVN)