Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức trở thành Di sản tư liệu khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. (Ảnh: A.Tuấn)
Chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng, Bắc Giang) là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam tổ phái Thiền Trúc lâm của Phật giáo Việt Nam và được coi là một viên ngọc trong các chùa cổ ở nước ta. Hiện chùa còn lưu giữ được 3.050 bản khắc gỗ kinh Phật với 9 đầu sách lớn thuộc hai loại kinh, sách chính: Loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại.
Tất cả các mộc bản này đều do nhiều nghệ nhân khắp nơi thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng thực hiện khắc vào giai đoạn từ thời vua Tự Đức đến thời vua Bảo Đại. Giá trị đặc biệt của các mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm ở chỗ tư tưởng, giáo lý của Thiền viện Trúc Lâm được lưu khắc hết sức rõ nét và mang đậm bản sắc dân tộc cùng những giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện công phu trên mỗi mộc bản. /.
Mộc bản triều Nguyễn đã chính thức trở thành Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Theo Báo mới- H