(Baonghean.vn) - Sáng 23/3 (tức ngày 15/2 Âm lịch), Lễ hội đền Chín Gian chính thức khai mạc. Đến dự có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, cùng hàng ngàn người dân và du khách thập phương.
 
images1488496_img_8636.jpgLễ rước trâu đi tắm ở suối trước khi tế.
 
Lễ hội đền Chín Gian được tổ chức hàng năm tại xã Châu Kim (Quế Phong). Đây là dịp để đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Bắc Nghệ An nhớ về cội nguồn, ghi tạc công ơn các thế hệ cha ông đã có công tạo bản, lập mường, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đền Chín Gian Thẻn Phà (trời), con gái trời (Náng Xỉ Đả) và Tạo Ló Ỳ (người có công lập 9 mường). Năm nay Lễ hội đền Chín Gian được tổ chức mang tầm quy mô vùng, ngoài huyện Quế Phong còn có sự tham gia của huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp.
 
Đoàn rước lễ.
Lễ tắm trâu trước khi rước lên đền chính.
Trâu được đoàn người rước lên đền.
Không khí trang nghiêm trước điện thờ đền Chín Gian.
Toàn cảnh sân khấu trung tâm buổi khai hội.
 
Phát biểu khai hội, ông Lê Văn Giáp - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong, khẳng định: Lễ hội Đền Chín Gian với nội dung mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa dân tộc Thái đã góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước; giữ gìn và tôn tạo các giá trị di sản văn hóa của dân tộc Thái thuộc Quế Phong nói riêng và đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An nói chung.
 
Đồng chí Lê Văn Giáp, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quế Phong đánh trống khai hội Đền Chín Gian.
 
Trong không khí linh thiêng, các đại biểu và đông đảo nhân dân, du khách đã tham gia Lễ Đại tế (Lễ xớ Thẻn, xớ Đăm). Điều đáng nói, năm nay trong phần lễ vẫn có hoạt động hiến tế trâu nhưng không tổ chức chém trâu như trước đây. 
Lễ tế trâu được người dân địa phương gọi là phắn quái.
Một không gian tế lễ thành kính trang nghiêm tại khu vực điện thờ chính của đền Chín Gian.
Bên cạnh phần nghi lễ thành kính, trang nghiêm, phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động văn hóa văn nghệ cùng các trò chơi dân gian như: bắn nỏ, ném còn, vui đánh cồng chiêng, nhảy sạp, khắc luống, thi viết chữ Thái, thi ẩm thực và trình diễn trang phục dân tộc và thi người đẹp lễ hội.... 
Phần hội sôi nổi vui tươi với màn công chiêng, đánh trống, nhảy sạp, khắc luống...
Người dân và du khách vui hội nhảy sạp...
Âm thanh của điệu khắc luống làm cho Lễ hội đền Chín Gian trở nên vui tươi, sinh động.
 
Trước đó, ngày 22/3, BTC đã tổ chức Lễ Khai quang, Lễ Yết cáo (Lễ Khẩy quan), khai mạc các môn thi thể thao dân tộc và thi hát xuối, nhuôn cùng nhiều hoạt động nghệ thuật quần chúng khác. Lễ hội Đền Chín Gian sẽ kết thúc vào chiều ngày 24/3 với phần Lễ Chả ơn – Thào quan (Lễ tạ ).
                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Cường - Sách - Vi