helsinki8112501_1672018.jpgThủ đô Helsinki nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga. Ảnh: CNN
Một số cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều địa điểm khác nhau ở Helsinki, cùng lúc với các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ. Cụ thể như buổi hòa nhạc "Nguồn gốc của tự do ngôn luận" được tổ chức tại trung tâm Helsinki, cách Dinh Tổng thống Phần Lan khoảng 100m.
Sân khấu buổi hòa nhạc đặt trên Đại lộ Esplanade, có tầm nhìn ra Quảng trường Torgovaya, nơi có Dinh Tổng thống. Tại đây, các nhạc sĩ và nhà văn đến từ Phần Lan, và cả Mỹ trình bày những tác phẩm của họ viết riêng về chủ đề đấu tranh giành tự do. Trong số những người tham gia, có sự hiện diện của nhà văn nổi tiếng người Phần Lan Sophie Oksanen.
Ngoài ra, kế hoạch của cuộc biểu tình còn tập trung vào các vấn đề nhân quyền, dân chủ, quyền tự do ngôn luận, bình đẳng,
Tấm biển quảng cáo của Tờ Helsingin Sanomat. Ảnh: CNN
Trong khi đó, tờ báo lớn nhất Phần Lan Helsingin Sanomat đã chào mừng sự hiện diện của Tổng thống Trump và Tổng thống Putin bằng hàng trăm tấm áp phích, quảng cáo, nêu bật tầm quan trọng của tự do báo chí.
Các biển quảng cáo được viết bằng cả tiếng Anh và tiếng Nga với thông điệp: “Ngài Tổng thống, chào mừng đến với mảnh đất tự do báo chí”. Đã có 300 biển quảng cáo như thế này xuất hiện trên tuyến đường từ sân bay đến Dinh Tổng thống.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh, hơn 2.500 người dân Phần Lan đã xuống đường để tham gia 16 cuộc biểu tình phản đối trong hai ngày 14 và 15/7 với các khẩu hiệu “Tạo hòa bình, không chiến tranh”, “Khiến nhân quyền vĩ đại trở lại”...
Ngược lại với không khí phản đối kịch liệt trên, thì không ít người dân và chính quyền Phần Lan bày tỏ sự háo hức trước sự hiện diện của Tổng thống Putin và Trump.
Chia sẻ với RT về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga tại Helsinki, nhà báo Phần Lan Juha Korhonen cho biết: "Tôi tin rằng hội nghị là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh đất nước Phần Lan. Tôi lấy làm ngạc nhiên bởi thái độ thù địch của các phương tiện truyền thông Phần Lan trước thềm hội nghị. Và tôi lấy làm xấu hổ vì thái độ này".
 
Các nhà hoạt động của tổ chức Hòa Bình Xanh treo một biểu ngữ trên tháp Kallio ở Helsinki. Ảnh: CNN
Còn nhà hoạt động xã hội Phần Lan Marcus Bunders phấn khởi cho biết, tình hình ở Helsinki đang rất sôi nổi, khi được biết hai nhà lãnh đạo Vladimir Putin và Donald Trump đã có mặt Dinh Tổng thống.
"Bầu không khí tại Helsinki lúc này đang trở nên sôi động và náo nhiệt. Người Phần Lan thể hiện thái độ lịch thiệp, tôn trọng và hiểu rõ tầm quan trọng của cuộc gặp này. Chúng tôi luôn ủng hộ đối thoại và ngồi lại đàm phán giữa các bên" - ông Marcus nói. 
Thủ đô Helsinki từng đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa các nhà lãnh đạo Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Đã có 2 cuộc gặp Mỹ - Nga từng diễn ra tại đây. Đó là cuộc gặp của cựu Tổng thống Mỹ George H. W. Bush và nhà lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev năm 1990 và năm 1997, Helsinki tiếp tục đăng cai hội nghị đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo Bill Clinton và Boris Yeltsin.