Kể từ sau khi Helsinki tổ chức thành công cuộc đối thoại đầy thiện chí giữa các quốc gia thù địch trong Chiến tranh Lạnh, trên thế giới đã hình thành khái niệm "Tinh thần Helsinki", và tinh thần ấy vẫn ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Phần Lan ngày nay.
Cơ sở vật chất tiện nghi
15245768821514235_1672018.jpgKhách sạn Hilton Helsinki Kalastajatorppa - nơi Tổng thống Mỹ nghỉ ngơi.
Tổng thống Donald Trump đã đến Helsinki vào tối 15/7 và nghỉ tại khách sạn Hilton Helsinki Kalastajatorppa. Khách sạn thuộc loại những khách sạn đắt nhất ở thủ đô Phần Lan. Tổng thống Mỹ được bảo vệ bằng hàng rào an ninh dày đặc, chặt chẽ cả bên trong và bên ngoài.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Trump sẽ diễn ra tại Phủ Tổng thống, nằm tại trung tâm thủ đô Helsinki. Trước đó, chính quyền Phần Lan đã gấp rút chuẩn bị hậu cần và đảm bảo an ninh được kiểm soát chặt chẽ.
Phần Lan tạm thời khôi phục kiểm soát biên giới và huy động lực lượng lớn để đảm bảo an ninh cho cuộc gặp. Các mật vụ Mỹ và nhân viên an ninh Nga cũng  đã đến Helsinki và kiểm tra an ninh trên đường phố. Ngoài ra, hải quân Phần Lan cũng lắp đặt hệ thống tên lửa để sẵn sàng ứng phó với mọi mối đe dọa nghiêm trọng từ trên không. 
Không có lịch trình chính xác
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, mặc dù đã lên dự thảo, nhưng nội dung chương trình nghị sự sẽ được hai nhà lãnh đạo quyết định trong suốt quá trình đàm phán. 
Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết, hai bên sẽ xem xét các vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương và quốc tế như: việc Mỹ đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, cuộc khủng hoảng tại Syria, hiệp ước về kiểm soát các loại vũ khí quân sự...
Còn Tổng thống Trump trong cuộc phỏng vấn với CBS cho biết, ông sẽ đề cập đến việc cáo buộc 12 quan chức tình báo của Cơ quan tình báo quân sự Nga (GRU) liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. 
Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Tổng thống Nga Boris Yeltsin có cuộc gặp tại Helsinki năm 1997. Ảnh: Ria Novosti
Mang lại kết quả cụ thể
Người dân Phần Lan bày tỏ cảm xúc lẫn lộn về cuộc gặp, song là một nước trung lập, Phần Lan mong muốn ông Trump và Putin đạt được những thỏa thuận cụ thể. 
Trước thềm cuộc gặp Tổng thống Donal Trump cho biết, ông không đặt quá nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp gỡ tới đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin. "Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi sẽ trả lời tất cả những gì được hỏi. Chúng ta hãy chờ xem" - ông Trump nói. 
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thì tin rằng, cuộc gặp đã thành công khi cả Nga và Mỹ bắt đầu "giao tiếp bình thường".
Trước đây, Phần Lan cũng chính là nơi tổ chức cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ - Nga. Cụ thể là cuộc gặp giữa cựu Tổng thống George H.W. Bush và cựu  Tổng thống Mikhail Gorbachev năm 1990 diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng tại Vịnh Ba Tư. Mỹ đồng ý hỗ trợ kinh tế cho Nga với điều kiện nước này ủng hộ vô điều kiện đối với các hành động của Mỹ.
Hay cuộc họp giữa cựu Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Boris Yeltsin năm 1997 để thảo luận về việc mở rộng khối NATO về phía Đông và kiểm soát vũ khí. Kết quả năm 1999, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. 5 năm sau - Bulgaria, Latvia, Slovakia, Slovenia và Estonia cũng trở thành thành viên của NATO. Năm 2009 - Albania và Croatia, và năm 2017- Montenegro.