(Baonghean.vn) - Nghề rèn được đồng bào Mông truyền giữ từ nhiều thế hệ, trở thành nghề truyền thống. Hiện, ở miền Tây Nghệ An, bà con người Mông vẫn miệt mài lưu giữ nghề rèn, trong đó có gia đình ông Lầu Xìa Vừ ở xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn).
04/02/2022 - 16:02
Ông Lầu Xìa Vừ ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cắn (Kỳ Sơn) có 45 năm gắn bó với nghề rèn truyền thống. Gia đình ông có một xưởng rèn nhỏ. Năm nay ông Vừ đã 62 tuổi, hàng ngày vẫn miệt mài với nghề rèn. Ảnh: Công Kiên
Lò rèn của ông Lầu Xìa Vừ ngày nào cũng đỏ lửa, với người đàn ông dân tộc Mông này, mỗi lần nhóm lửa là có thêm một niềm vui, niềm hy vọng mới. Ảnh: Tiến Hùng
Bà con bản Trường Sơn và người đi đường thường nghe tiếng búa nện vào đe, đó là lúc ông Vừ bắt tay vào công việc biến những thanh thép thành công cụ phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Ảnh: Công Kiên
Sau khi thanh thép được dát mỏng, nung nóng và tạo hình thành các loại công cụ, ông Vừ tôi vào nước để tạo độ cứng, độ bền cho từng sản phẩm. Ảnh: Tiến Hùng
Khi công cụ (dao, cuốc, xẻng) đảm bảo độ cứng, ông Xìa dùng đá quay để mài lưỡi. Ảnh: Công Kiên
Với dụng cụ dao, người rèn thường có thêm công đoạn mài bằng đá núi để lưỡi dao được bén hơn. Ảnh: Tiến Hùng
Sản phẩm ông làm phổ biến hiện nay là dao phát rẫy nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con trong và ngoài địa bàn; giá thành dao động ở mức trên dưới 200.000 đồng/ chiếc. Ảnh: Công Kiên
Cùng với dao phát rẫy, dao nhọn dùng để đi rừng và phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cũng là mặt hàng đang được ưa chuộng, được những người vẫn duy trì nghề rèn nông cụ hằng ngày rèn dũa. Ảnh: Tiến Hùng
Clip ông Lầu Xìa Vừ rèn dao. Clip: Công Kiên - Tiến Hùng