(Baonghean.vn) - Trong thời cạnh tranh khốc liệt của thị trường với vô vàn chủng loại, mẫu mã, nhưng các mặt hàng nông cụ của "xóm lò rèn" trên địa bàn xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp) vẫn ổn định...

images1403463_dsc_0793.jpg"Xóm lò rèn" tập trung những người dân gốc Thanh Hóa- Họ là những người thợ tài hoa của làng nghề rèn Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) vào đây từ những năm 1995
Ông Nguyễn Văn Cường, xóm Phượng, cho biết: "Nếu giữ được độ sắc, bén, bền của từng con dao, cái cuốc thì nghề không phụ người..."
Với thợ rèn, để sản phẩm làm ra đạt chất lượng, đòi hỏi Người thợ rèn lựa chọn sắt thép, biết nhìn độ lửa để tạo ra độ sắc, bền cho từng sản phẩm. Để làm ra sản phẩm rèn, phải trải qua nhiều công đoạn như cắt sắt tạo hình, nung, đập, nhúng nước, rồi lại nung, đập cho đến khi định hình được sản phẩm.
Ở khâu gia công sản phẩm thì có bào, gọt, liết, làm chuôi, tra cán, mài, lau chùi... (Trong ảnh là công đoạn tra cán)
Để làm được tất cả các công đoạn đó, ngoài việc thợ rèn phải có sức khỏe thì đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mĩ...
Đến với "xóm lò rèn", khách hàng có thể đặt những mặt hàng theo ý muốn. Đó cũng là lý do "xóm lò rèn" được nhiều người tìm đến
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các mặt hàng của "xóm lò rèn" ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã
Thu nhập bình quân 100. 000 đồng/người/ngày tuy không lớn song đã giúp những người thợ lò rèn ở đây gắn bó với nghề

                                                             Quảng An