(Baonghean) - Tôi thích đi trên đường Nguyễn Gia Thiều vào những ban trưa, nhất là trong cữ thu này. Lớp lớp vườn xanh hai bên đường gọi gió thu qua chở nắng “nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây” hè phố. Và bạn sẽ tan chảy cảm xúc khi bất chợt một tiếng gà trưa cất lên như thức dậy mùi rơm rạ vụ mùa cánh đồng Hưng Dũng, của tiếng chổi tre khua động góc vườn nhà ai đó… Đường quả là một không gian phố yên tĩnh hiếm hoi của vùng trung tâm Thành phố Vinh...
Tôi thích đi trên đường Nguyễn Gia Thiều vào những ban trưa, nhất là trong cữ thu này. Lớp lớp vườn xanh hai bên đường gọi gió thu qua chở nắng “nhẹ nhàng vương xuống những hàng cây” hè phố. Và bạn sẽ tan chảy cảm xúc khi bất chợt một tiếng gà trưa cất lên như thức dậy mùi rơm rạ vụ mùa cánh đồng Hưng Dũng, của tiếng chổi tre khua động góc vườn nhà ai đó… Đường quả là một không gian phố yên tĩnh hiếm hoi của vùng trung tâm Thành phố Vinh...người con ưu tú đóng góp xuất sắc cho quê hương, đất nước, nhưng những ngôi nhà thờ dòng họ ấy vẫn bé nhỏ, giản dị mà tôn nghiêm, không như đâu đó phải khoa trương tốn kém. Đó âu cũng là một điều đáng ngẫm ngợi ở phố vậy!
Nguyễn Gia Thiều sinh ngày 22/3/1741 ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là làng Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Do gia đình bên ngoại thuộc họ nhà Chúa (Trịnh), nên từ lúc lên năm, sáu tuổi Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ Chúa. Năm 1759 khi mới 18 tuổi, ông giữ chức Hiệu úy, quản Trung mã tả đội. Sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hóa. Vì có công nên ông được phong tước hầu - Ôn Như Hầu. Năm 1789, vua Quang Trung lập triều Tây Sơn, mời Nguyễn Gia Thiều ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối và về sống ở làng quê. Nguyễn Gia Thiều là người có sự hiểu biết sâu rộng về văn học, sử học và triết học. Ông còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, trang trí. Ông có nhiều tác phẩm thơ, trong đó nổi tiếng nhất là “Cung oán ngâm khúc”. Nguyễn Gia Thiều mất ngày 22/6/1798, thọ 57 tuổi. Tên của ông được đặt tên đường ở một số đô thị trên cả nước. |