bna_la_thong_anh_qa7523582_672020.jpgSau khi hết chu kỳ sinh trưởng, lá thông bắt đầu chuyển màu từ xanh tươi sang nâu đậm và rụng xuống, phủ kín các cánh rừng. Ảnh: Quang An
Tuy nhiên, tại những khu rừng các xã Nghi Lâm, Nghi Mỹ, Nghi Kiều... của huyện Nghi Lộc, không có những lớp thực bì thông dày như thường thấy vì tất cả lá thông rụng đều được người dân gom nhặt triệt để dùng trồng hành tăm. Ảnh: Quang An
Những ngày này, về các xã phía Tây của huyện Nghi Lộc, không khó để bắt gặp những người mang xe vào rừng để chở lá thông, khi nào xe đầy ắp họ mới trở về. Ảnh: Quang An
Bà Bùi Thị Nhung, ở xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) chia sẻ: Cứ đến tháng 7 hàng năm là chúng tôi lại vào rừng tìm lá thông. Thời tiết nắng nóng, do đó phải đi từ lúc 4 - 5 giờ sáng tranh thủ làm khi trời còn mát. Ảnh: Quang An
Nếu không có điều kiện vào rừng gom nhặt, người dân phải mua lá thông với giá từ 1,5 - 2 triệu đồng/xe. Trong ảnh: Lá thông sau khi gom về được người dân chất trên các cánh đồng để phục vụ gieo trồng. Ảnh: Quang An
Lá thông khô được phủ lên từng luống trồng hành tăm. Người dân tùy vào mật độ của hạt giống để phủ lá thông dày hoặc mỏng. Ảnh: Quang An
Theo bà con cho biết, lá thông sạch, có độ xốp cao, giúp tăng năng suất rõ rệt cho cây trồng, đặc biệt là hành tăm. Do đó, dù Nghi Lộc là địa phương có diện tích thông lớn vẫn thường xuyên thiếu lá thông khô để trồng hành. Ảnh: Quang An
Nhờ "lá quý như vàng" nên hành tăm của huyện Nghi Lộc luôn sinh trưởng tốt, củ to, được thị trường ưa chuộng. Hành tăm cũng vươn lên trở thành cây trồng cho giá trị kinh tế cao nhất tại các xã phía Tây của huyện Nghi Lộc trong những năm trở lại đây. Ảnh: Quang An