Sau khi đi kiểm tra thực tế tại một số công trình thủy lợi xung yếu, chiều 9/7, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai do đồng chí Thiếu tướng Trần Văn Nam - Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Nghệ An.  
bna__toan_canh_anh_phu_huong1176980_972020.jpgLàm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cùng các đồng chí trong Ban Chỉ đạo và các cơ quan liên quan. Ảnh: Phú Hương
Nghệ An có địa hình đa dạng, khí hậu khắc nghiệt, tác động của thiên tai đối với đời sống KT-XH của tỉnh là rất lớn. Hàng năm, Nghệ An có nhiều đợt rét đậm, rét hại, nắng nóng thường xuyên xảy ra, mỗi năm có từ 2-3 cơn bão và ATNĐ, 5- 6 đợt lũ, khoảng 15 - 20 đợt lốc sét, mưa đá, lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1.800 đến 2.000ml, nhiều đợt ngập lụt do bão, cao áp lạnh gây ra. Vùng ven biển bị nước dâng, triều cường; vùng đồng bằng bị tác động của bão, lụt, úng; vùng miền núi bị ảnh hưởng của lũ, lũ ống, lũ quét và sạt lở. 
Trên địa bàn tỉnh có 493 km đê các loại, 1.061 hồ chứa thủy lợi, 2 hệ thống tưới tiêu thủy nông lớn…

Hiệ, Nghệ An có 30 tàu, xuồng và đầu kéo tàu tham gia cứu hộ, cứu nạn nhưng phạm vi hoạt động chỉ dưới 20 hải lý, chịu đựng được gió cấp 5, cấp 6, chỉ có 1 tàu do bộ đội biên phòng quản lý chịu được gió cấp 8, cấp 9; hiện 3/6 khu neo đậu tàu thuyền đánh cá đang neo đậu tự nhiên, chưa được đầu tư xây dựng.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, thiên tai gây thiệt hại về kinh tế ước 248,512 tỷ đồng; xảy ra 38 vụ tai nạn trên biển làm 6 thuyền viên bị chết, 1 thuyền viên mất tích. 

Đồng chí Nguyễn Văn Đệ thông tin với đoàn công tác một số nội dung trong công tác phòng, chống thiên tai của tỉnh Nghệ An. Ảnh: Phú Hương

Sau 1 năm Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2019 - 2023 được triển khai, Nghệ An đã nâng cao rõ rệt năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai. Chất lượng công tác thông tin, dự báo và cảnh báo thời tiết, thiên tai được nâng lên. Các công trình trọng điểm về PCBL, ngăn triều, sạt lở, các trạm thủy văn… được đầu tư xây dựng. Đề án "Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng" cũng như diễn tập phòng, chống thiên tai được triển khai đem lại hiệu quả thiết thực... 

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Thiếu tướng Trần Văn Nam đánh giá, Nghệ An đã triển khai rất tốt, chủ động và bài bản các chỉ đạo của Trung ương trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Đồng thời nêu rõ: Bên cạnh nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các công trình trọng điểm về phòng, chống thiên tai để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất; tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai ở các khu vực xung yếu, đông dân cư bằng nhiều hình thức; làm tốt công tác "4 tại chỗ'. Tổ chức tốt huấn luyện, diễn tập, nâng cao tính chuyên nghiệp cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, trong đó, lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Đoàn công tác kiểm tra tình hình phòng, chống lụt bão tại hồ đập Ba Khe (Nam Đàn). Ảnh tư liệu Phú Hương

“Nghệ An là một trong những địa phương phải hứng chịu thiên tai nhiều nhất trong cả nước. Tỉnh cần có phương án đảm bảo an toàn công trình cũng như an toàn cho người dân, đặt yêu cầu an toàn cho nhân dân lên hàng đầu” - Thiếu tướng Trần Văn Nam nhấn mạnh.

Tại buổi làm việc, Nghệ An kiến nghị đoàn công tác đề xuất Trung ương đầu tư kinh phí để triển khai dự án nâng cấp hệ thống đê biển; Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét phân loại, phân cấp đối với hệ thống đê điều; cho phép Nghệ An tham gia các dự án tái thiết thiên tai, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội cho những vùng bị ảnh hưởng nhiều của thiên tai. 
Thủy điện Bản Vẽ xả lũ kỷ lục năm 2018. Ảnh tư liệu: Phú Hương

“Đề nghị đoàn tham mưu Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Chính phủ có quy chế phối hợp với Chính phủ Lào về việc cung cấp thông tin mưa lũ trên lưu vực sông Cả phía nước bạn Lào để Nghệ An kịp thời ứng phó trong mùa mưa lũ. Đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí 50 tỷ đồng nâng cấp 2 km đê Tả Lam thuộc huyện Đô Lương, hỗ trợ 80 tỷ đồng xóa các trọng điểm đê. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai cần sớm tham mưu ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện quy định của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai” - đồng chí Nguyễn Văn Đệ đề xuất tại buổi làm việc.