(Baonghean.vn) - Từ ngoài 20 tháng chạp đã thấy “chợ” hoa trên đường Lê Nin dần tấp nập. Ấy thế mà vẫn có người rủ rê lên nui tìm đào. Tranh thủ thời buổi xăng dầu hạ giá chúng tôi bàn nhau lên núi núi tìm đào.
Những chặng đường hoa
Mất 4 giờ đồng hồ chạy xe máy, chúng tôi cũng đến trung tâm thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn). Thị trấn vùng cao mọi ngày đìu hiu thưa vắng vậy mà những ngày giáp tết Ất Mùi (2015) này bỗng trở nên đông đúc với những chợ buôn đào cuối năm. Ven đường tấp nập người bán đào tết. Theo những người dân ở trung tâm thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) thì đào chủ yếu về từ Noọng Hét (Lào) qua cửa khẩu Nậm Cắn. Vừa may có phiên chợ biên giới, chúng tôi lại đội sương mù sang chợ phiên. Trên đường, chốc chốc lại có những chuyến xe máy, xe tải, ô tô lớn nhỏ đủ loại chở đào tết về xuôi. Ai cũng có vẻ hối hả về quê ăn tết. Dòng người, dòng xe mang theo những dòng hoa về xuôi.
Dù đã cuối năm và sươg mù khá dày đặc. Thế nhưng khu chợ gần biên giới việt Lào vẫn tấp nập, Ngoài những mặt hàng dặc thù vùng cao thì đào cũng được người dân trong các bản từ huyện Noọng Hét (Lào) đem đến chợ. Mới cách đây hơn tuần, giá mỗi cành đào loại nhỏ cũng vào 100, 200 nghìn kíp Lào. Quy ra cũng gần 300. 000đ – 500.000đ. Thế mà giờ chì còn từ 30 – 50 nghìn kíp. Có người kháo nhau rằng chỉ ít ngày nữa thôi, cận Tết hơn giá đào sẽ còn giảm nhiều. Đào vùng biên giới chỉ còn đắt hàng khi những người miền xuôi đi phiên chợ biên giới cuối năm để tậu cành đào về cho không khí gia đình có hương vị biên viễn.
Xuôi theo những dòng hoa về trung tâm thị trấn Mường Xén lại ngược núi lên cao nguyên Huồi Tụ, đâu đâu cũng là những dòng hoa tấp nập về xuôi. Đến cổng trời vào chợ trung tâm xã Mường Lống, cũng gặp một “chợ” đào. Tại đây người ta đến tận vườn chọn mua đào rồi chở về xuôi.
Bấp bênh giá đào
Chàng trai Mông 18 tuổi, Lầu Bá Của ở bản Trường Sơn (Nậm Cắn – Kỳ Sơn) đã quen với những chợ đào cuối năm âm lịch. Thế nhưng năm nay anh quyết định tham gia buôn đào. Cùng một nhóm bạn nữa, Của đánh xe máy sang những bản trồng đào ở huyện Noọng Hét vào tận vườn tìm mua đào rồi chuyển qua cửa khẩu về sân trung tâm thương mại ở cửa khấu Nậm Cắn bán lại. Của cho biết: “Nếu chịu khó cũng kiếm được 200.000đ lãi.” Giá mua mỗi cành đào ở Lào vào khoảng 50 nghìn kíp khi sang đến Cửa Khẩu bán được 200.000đ. Mỗi người chở được 4 cành cũng đã lãi khoảng 200.000đ nhưng nếu chở hàng chục cành như những trường hợp chúng tôi gặp bên đường lãi cũng phải gấp đôi.
Lầu Bá Của của cho biết thêm: Bây giờ thời điểm đã cận Tết, chứ cách đây một tuần giá đào Tết cao ngất ngưởng. Những cành có giá cao nhất bán tại Trung tâm thương mại cửa khẩu Nậm Cắn lên đến 22 triệu đồng. Nhiều cành khác có giá trên chục triệu. Những cành vài ba trăm nghìn hiện giờ, thời điểm trước có giá hàng triệu đồng.
“Giá đào nhiều khi là do người ta làm lấy thôi! Không ai có giá bán cố định đâu”, anh trai Mông nhận xét. Trở lại chợ đào ở trung tâm thị trấn Mường Xén chúng tôi mới thấm thía lời nói có lí của Lầu Bá Của. Tại đây ngoài những nơi bán đào lẻ do người dân dựng lên ven đường có 2 khu vực bán đào khá tập trung ở cầu Huồi Giảng và trên đường vào bản Hòa Sơn (Tây Sơn). Dù chỉ cách nhau chưa đầu 50m nhưng giá bán đào tết tại 2 điểm này chênh lệch gấp đôi. Mỗi cành đào mua trên đường vào Tây Sơn giá 100.000đ đem ra đên cầu Huổi Giảng vào khoảng tử 200.000đ – 250.000đ.
Trong một giờ đồng hồ lê la hỏi mua đào ở 2 điểm “chợ” trên chúng tôi được chứng kiếm một vụ “buôn” đào khá thú vị. Một anh chàng quên Tam Quang (Tương Dương) tên Quang “tậu” được một cành đào khá ưng ý ngay gần cầu Huồi Giảng. Anh chàng đang chờ để gửi xe về xuôi bỗng có người trả 600.000đ. Nhận thấy khoản hời một vốn… ba lời, anh chàng lập tức bán lại và đi tìm một cành đào khác. Một số người bán đào cho haykhông hiếm người đã gặp may như anh chàng nọ. Một cành đào nhiều khi tại vườn chỉ mất một vài trăm nghìn nhưng ra đến chợ thì có giá gấp hàng chục lần.
Đào núi đang dần khan hiếm
Vì khoản lợi nhuận do buôn đào mang lại không nhỏ và có phần dễ kiếm nên cứ chờ tết đến là người dân lại đổ xô đi buôn đào. Người ta tìm đến những vườn đào ở xã Mường Lống (Kỳ Sơn), thậm chí sang cả Noọng Hét vào tận vườn đặt tiền trước cả tháng trời. Khi giá đào tết bắt đầu tăng cao, người ta chỉ việc đến vườn cắt đào. Đó là những người thường kiếm được lợi nhuận cao vì chủ động được nguồn hàng. Còn một phần lớn người buôn đào thì cứ vào mua buôn mới đánh ô tô đi tìm đào.
Phụ phụ nữ bán đào tết trên đường vào bản Hòa Sơn (Tây Sơn) chia sẻ: “Đào Tết đang ngày càng khó kiếm vì ở gần người ta chặt hết rồi.” Một khách mua đào khác xen vào: “Sau khi chặt, phải mất vài năm sau đào mới lại cho hoa, vì thế mới phải đi xa kiếm đào.”
Ông Xồng Và Súa, chủ tịch UBND xã Mường Lống cho biết: “Trước đây diện tích đào trong xã lên đến vài chục ha, nay chỉ còn lại 13ha.” Ông Và Súa cho biết thêm: Đào Mường Lống đang ngày càng thu hẹp diện tích một phần lý do cũng vì cứ uối năm người ta lại chặt hạ hàng loạt. Anh Nguyễn Anh Tuấn (Thị trấn Mường Xén – Kỳ Sơn) đã có vài năm đi buôn đào Tết thì cho biết: “Ngay cả ở bên Noọng Hét, cũng đã hiếm đào. Gần vào mùa buôn, cứ phải sang đặt trước mới có hàng.”
H. Vi – H. Phương