Bộ Công Thương vừa công bố danh sách thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí; danh sách thương nhân phân phối khí theo Nghị định số 19 về kinh doanh khí. 

>>Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân

images1845566_gas_0e82e.jpgNgành nghề kinh doanh khí được quy định cụ thể trong Nghị định số 19 của Chính phủ...

Cụ thể, chỉ có 8 doanh nghiệp được xuất, nhập khẩu khí gồm: Công ty cổ phần kinh doanh khí hoá lỏng miền Bắc, Công ty TNHH TM Trần Hồng Quân, Công ty TNHH Hải Linh, Công ty cổ phần dầu khí V-Gas, Công ty TNHH MTV Dầu khí Tp. HCM, Tổng công ty Gas Petrolimex, Công ty cổ phần kinh doanh Khí miền Nam, Doanh nghiệp tư nhân thương mại dịch vụ sản xuất Hồng Mộc.

Ngoài ra, 35 doanh nghiệp cũng đạt điều kiện để phân phối khí như: Công ty TNHH Elf Gaz Đà Nẵng, Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Đông, Công ty TNHH TM Dầu khí Tp. HCM, Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng, Công ty cổ phần Vật tư thiết bị dầu khí Việt Nam, Công ty TNN Dầu khí Gia Định, Công ty cổ phần Việt Xô Gas, Công ty TNHH Dầu tư dầu khí Hà Nội, Công ty TNHH Khí hoá lỏng Nghệ An, Công ty cổ phần Thương mại và Phát triển Thăng Long, 

Trước đó, Nghị định 19 về kinh doanh khí đã gây nhiều tranh cãi khi đặt ra một số điều kiện gây khó khăn cho doanh nghiệp khí vừa và nhỏ. 

Nghị định 19 có hiệu lực từ 15/5/2016, quy định thương nhân kinh doanh khí gas phải đạt các điều kiện như: Số lượng chai LPG thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 lít (tương đương 150.000 chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG (quy định tại Khoản 2 Điều 7); tổng dung tích chứa tối thiểu 2.620.000 lít (tương đương 100.000 chai LPG loại 12 kg, quy định trước đây là 300.000 chai LPG) đối với thương nhân phân phối LPG chai. 

Tổng sức chứa các bồn LPG tối thiểu xuống còn 300 m3 (quy định trước đây là 800 m3) đối với thương nhân phân phối LPG chai. 

Theo các doanh nghiệp khí vừa và nhỏ, các điều kiện kinh doanh nêu trên dẫn đến việc loại bỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mới vào thị trường, đặc biệt là với cả rất nhiều doanh nghiệp đã có quá trình đầu tư, hoạt động hợp pháp, có hiệu quả.

Đại diện một doanh nghiệp gas nói: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thiệt hại rất lớn, chúng tôi không thua vì thị trường và khách hàng, nhưng với những điều kiện của Nghị định số 19, chúng tôi sẽ biến mất khỏi thị trường. Xin Nhà nước đừng để doanh nghiệp lớn ép chết doanh nghiệp nhỏ”. 

Nhiều đại diện doanh nghiệp có mặt tại hội nghị nói trên cho biết, để đáp ứng điều kiện của Nghị định số 19, công ty gas phải chi 25-30 tỷ đồng để đầu tư vào hệ thống bồn chứa, bình gas, với mục đích để được cấp lại giấy phép kinh doanh, mà không cần thiết để sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Ước tính tổng số tiền mà các doanh nghiệp phải chi lên tới 35 triệu USD chỉ để xin và duy trì một cái giấy phép không cần thiết.

Bà Nguyễn Thuỳ Trang, đại diện một doanh nghiệp cho hay, Nghị định 19 đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến nguy cơ phá sản thì hệ luỵ kéo theo sẽ là hàng vạn lao động thất nghiệp. "Quy định sẽ chỉ khiến người tiêu dùng gas phải mua đắt hơn vì thị trường thiếu cạnh tranh. Hơn nữa, quy định này còn đi ngược lại so với Nghị quyết 35 của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính cho doanh nghiệp", bà Trang nói. 

Theo VnEconomy

TIN LIÊN QUAN