Nâng giá trị cam Yên Thành
Cây cam xã Đoài lòng vàng bén duyên đất Đồng Thành đã hơn chục năm nay. Từ trồng nhỏ lẻ trong vườn nhà, nay diện tích trồng cam ở đây đã được mở rộng lên trên 130 ha, với 78 hộ tham gia sản xuất, trong đó có 70 ha cho thu hoạch, mỗi năm sản lượng đạt 900 tấn, mang lại giá trị kinh tế khoảng 20 tỷ đồng.
Từ hiệu quả kinh tế mà cây cam mang lại, xã Đồng Thành đã lựa chọn cây cam làm sản phẩm chủ lực của địa phương và khuyến khích người trồng cam hướng đến xây dựng sản phẩm sạch, chất lượng, có giá trị cạnh tranh cao trên thị trường.
bna_cam3567648_24112020.jpgSản phẩm cam Xã Đoài ở xã Đồng Thành. Ảnh: Thái Dương

Hiện nay cây cam cũng được xem là sản phẩm chủ lực của nhiều xã vùng đồi của huyện Yên Thành, diện tích thâm canh được mở rộng gần 300 ha, mỗi ha cho thu nhập từ 300 triệu đồng/năm.

Để xây dựng được thương hiệu cũng như từng bước khẳng định được giá trị thực của cam Yên Thành, những năm qua, các hộ trồng cam đã ý thức được chất lượng sản phẩm để tạo nên thương hiệu, theo đó việc áp dụng quy trình kỹ thuật, đầu tư chăm sóc đóng vai trò quan trọng.

Đặc biệt vào giữa tháng 10/2019, huyện Yên Thành có 5 xã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cam Vinh gồm: Minh Thành, Trung Thành, Nam Thành, Đồng Thành và Xuân Thành. Việc mở rộng chỉ dẫn địa lý cam Vinh là cơ hội để huyện Yên Thành tiếp tục phát triển cây cam theo hướng hàng hóa một cách bền vững. 

Cam Yên Thành được trồng trên địa bàn xã Đồng Thành có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhiều sản phẩm tham gia chương trình OCOP
Cùng với cam Yên Thành, thời gian qua gà đồi cũng là một trong những lựa chọn được ngành nông nghiệp huyện định hướng để xây dựng sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Thực tế cho thấy, mô hình này đang được các xã vùng bán sơn địa duy trì, nhân rộng để khẳng định thương hiệu, trong đó phải kể đến xã Quang Thành.
Với diện tích đất tự nhiên rộng, chủ yếu là đồi núi, phát huy tiềm năng sẵn có về đất đai, lao động, mấy năm lại nay, Quang Thành đã lựa chọn gà đồi là sản phẩm chủ lực và đã xây dựng thành công thương hiệu gà VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm cho bà con.

Từ chăn nuôi nhỏ lẻ theo kinh nghiệm truyền thống, nay trên địa bàn đã hình thành được vùng chăn nuôi tập trung theo quy mô hàng hóa, áp dụng chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học. Bên cạnh đó xã cũng đã thành lập tổ hợp tác chăn nuôi gà với 20 thành viên tham gia, đưa sản lượng đạt gần 300 tấn thịt gà sạch mỗi năm.

Ông Nguyễn Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Quang Thành

Với người dân xã Mỹ Thành, thì mật ong đã trở thành sản phẩm chủ lực, hiện nay chính quyền địa phương đang hoàn thiện hồ sơ để cấp chứng nhận thương hiệu mật ong Tràng Kè.
Phát huy lợi thế của xã vùng đồi, có độ che phủ rừng lớn và phong phú các loại hoa rừng, vì thế đã từ lâu hơn 160 hộ dân ở đây đã gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật. Đến nay, toàn xã đã có trên 1.500 tổ ong mật, cung cấp ra thị trường từ 5 đến 8 tấn mật mỗi năm. Đây là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân làm nghề này. 
Thu hoạch lúa trên cánh đồng của xã Xuân Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Xuân Hoàng
Với trên 12.000 ha sản xuất lúa hàng năm, ngành nông nghiệp huyện đã tăng cường đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị, tạo ra những cánh đồng mẫu lớn sản xuất các giống lúa hàng hóa chất lượng cao.
Cùng với đó là khuyến khích các HTX, công ty, doanh nghiệp nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và giá trị gia tăng. Trong đó phải kể đến Công ty TNHH khoa học công nghệ Vĩnh Hòa - xã Vĩnh Thành với trà gạo thảo dược Vĩnh Hòa; bột dinh dưỡng gạo thảo dược; cốm gạo thảo dược... Đặc biệt sản phẩm “trà gạo thảo dược” được chiết xuất từ cây lúa và hạt gạo tím thảo dược đã được công nhận sản phẩm OCOP, phân hạng sản phẩm 3 sao.
Sản phẩm nấm rơm, một trong những sản phảm chủ lực của huyện lúa Yên Thành. Ảnh: Thái Dương
Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 18 sản phẩm chủ lực, thuộc 6 nhóm sản phẩm gồm thực phẩm, đồ uống, thảo dược, nhóm lưu niệm - nội thất- trang trí, nhóm vải, may mặc và nhóm dịch vụ du lịch nông thôn. Hiện đã có 7 sản phẩm đăng ký công bố chất lượng và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Toàn huyện hiện có 11 tổ chức và hơn 200 hộ đang sản xuất sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Trên cơ sở 18 sản phẩm chủ lực hiện có, huyện Yên Thành đã lựa chọn sản phẩm mang tính đặc trưng, lập kế hoạch lộ trình xây dựng các sản phẩm tham gia OCOP, phấn đấu được xếp hạng 3 - 4 sao, tiến tới 5 sao. 
Trên cơ sở 18 sản phẩm chủ lực hiện có, huyện Yên Thành đã lựa chọn sản phẩm mang tính đặc trưng, lập kế hoạch lộ trình xây dựng các sản phẩm tham gia OCOP, phấn đấu được xếp hạng 3 - 4 sao, tiến tới 5 sao. 
Thị trấn Yên Thành đạt đô thị văn minh. Ảnh Thái Dương
Ngoài ra, huyện cũng tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng có giá trị như vịt trời, ốc bươu đen Đức Thành, lươn Yên Thành, dứa Tân Thành, gạo Yên Thành, bánh mướt chợ Gám - xã Xuân Thành; bánh chưng Vĩnh Hòa - xã Hợp Thành, nấm ăn và dược liệu...

Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, thì việc triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Yên Thành cũng đang gặp phải một số khó khăn nhất định khi chưa có nhiều mô hình sản xuất thực sự nổi trội để nhân rộng, hệ thống doanh nghiệp, kinh tế HTX phát triển chưa mạnh, liên kết liên doanh còn hạn chế, chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ nông dân trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; sản xuất với quy mô phân tán, lao động phần lớn làm theo kinh nghiệm, truyền nghề, ít qua trường lớp đào tạo, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định; các loại nông sản, vật phẩm chưa được chế biến thành nhiều sản phẩm đa dạng, chủ yếu đang ở dạng thô, chưa có mẫu mã bao bì sản phẩm đẹp, trình độ công nghệ chủ yếu là thủ công... 

Ông Nguyễn Văn Dương - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành