Theo đó, tất cả các phí này đều dồn vào người dân. Vì phí có thu đối với các doanh nghiệp vận tải thì các doanh nghiệp sẽ đưa vào giá cước, do đó người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu giá cước này chứ doanh nghiệp vận tải không giảm lợi nhuận hay bỏ tiền túi ra để trả. Tức là thay dân nộp phí. Với lý do "túng” tiền xây dựng, tu bổ đường sá, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất "sáng kiến” thu phí lưu hành đường bộ đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy 2 bánh...
Ảnh: HOÀNG LONG
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp Hội vận tải ô tô Việt Nam nhận định:
Hiện nay điều kiện kinh tế khó khăn nên bước đầu chỉ nên thu mức độ vừa phải để sự đóng góp của dân không quá sức. Khi kinh tế phát triển ở mức khá thì lại tăng mức phí cao dần lên. Hiện điều kiện kinh tế khó khăn mà thu cao sẽ làm cho đời sống người dân gặp nhiều trở ngại. Xe tải, xe sơ-mi rơ-mooc nếu áp dụng ở mức 1.440.000 đồng/tháng thì một năm tiền phí sẽ vào khoảng gần 20 triệu đồng. Nếu chia ra giá cước thì sẽ rất cao, do đó làm cho lạm phát sẽ tăng cao và khó đạt ở mức dưới 10% như đã đề ra. Do vậy, bước đầu Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cần thận trọng về mức thu phí này.
Thu phí lưu hành môtô, xe gắn máy 2 bánh: Không khả thi
Là một kỹ sư cầu đường, tôi cho rằng "sáng kiến” này sẽ không khả thi, nếu chưa muốn nói là sẽ thất bại, bởi đường sá (trong đó có hệ thống quốc lộ và đường thành phố, đô thị) phải được đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách của nhà nước là chủ yếu (trừ một vài tuyến đầu tư theo hình thức BOT). Đồng thời trong thiết kế tải trọng cầu đường, cũng không cần tính đến môtô, xe gắn máy 2 bánh làm gì. Nếu cơ quan hữu trách cứ "lý sự” đối với cả người điều khiển môtô, xe gắn máy 2 bánh không đóng tiền lưu hành, ai làm đường cho mà đi, thì chả lẽ nay mai họ (cơ quan hữu trách) lại có "sáng kiến” thu nốt tiền đèn chiếu sáng đường công cộng vào ban đêm hay sao?
Ngoài ra, môtô, xe gắn máy 2 bánh không phải "khám” kỹ thuật định kỳ như ôtô. Do đó, đến ngay như Nghị định số 34/2010/NĐ – CP, ngày 2-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định chế tài phạt tiền từ 80.000đ đến 120.000đ – đối với người điều khiển môtô, xe gắn máy 2 bánh không có, hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe; thế mà trên thực tế hầu hết các chủ môtô, xe gắn máy 2 bánh cũng chỉ mua bảo hiểm (trách nhiệm dân sự) đúng 1 lần – khi đi đăng ký, cấp biển kiểm soát xe.
Không biết nay mai sửa đổi Nghị định 34 nêu trên, sẽ quy định chế tài phạt tiền bao nhiêu; Liệu việc quy định thu phí này có khả thi hay chỉ làm "mất thiêng” Nghị định của TTCP?