Lần giở những tấm hồ sơ bệnh án chất chồng của hai mẹ con, bà Nguyễn Thị Tý (sinh năm 1960) không giấu nổi niềm đau xót khi đã xa con suốt 1 tháng qua, kể từ ngày con được một nhà hảo tâm tại thành phố Vinh đưa đi chữa trị bệnh tâm thần tại Hà Nội.
Khóe mắt đỏ hoe trên khuôn mặt gầy guộc, bà Tý kể về những tai ương lần lượt giáng xuống gia đình nhỏ đã từng rất hạnh phúc của mình.
Vậy nên, để mưu sinh, đã nhiều lần ông xin đi làm phụ hồ, bốc vác thuê tại các khu chợ trong, ngoài thành phố. Vì sức khỏe không đảm bảo nên chỉ sau một thời gian ngắn, ông đành nghỉ việc. Cuộc sống gia đình thêm chật vật khi ông Hòa lại bị đau ốm liên miên. Bao nhiêu tiền chắt góp, giành dụm đều đội nón ra đi để chữa bệnh cho chồng.
Thương chồng, mọi việc nặng nhọc trong gia đình bà Tý đều cắn răng gánh vác. Rồi tai họa giáng xuống gia đình bà khi năm 2000 ông không may bị ngã xuống ao nước và ra đi mãi mãi.
Nhưng trong một chuyến chợ vào giữa năm 2004 bỗng nhiên bà bị đau tim dữ dội và ngất xỉu. Được họ hàng và người dân lối xóm tất tả đưa lên bệnh viện thăm khám và đau đớn nhận kết quả từ bác sỹ khi bà bị bệnh hẹp hở van động mạch chủ của tim. Căn bệnh đang bước vào giai đoạn nguy hiểm. Từ đó cho đến nay, đều đặn định kỳ mỗi tháng 1 lần, bà phải vào bệnh viện thăm khám lấy thuốc mới duy trì được sự sống.
Sau những ngày mưu sinh vất vả, bà còn bị căn bệnh thoát vị đĩa đệm dày vò. Bệnh tật khiến người phụ nữ 58 tuổi sống trong đau đớn. Bà chỉ có niềm động viên an ủi duy nhất là người con trai Doãn Văn Hưng (sinh năm 1995). Em đã từng là niềm tự hào của vợ chồng bà khi là một người con hiếu thảo. Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em vẫn nỗ lực học hành và trở thành tân sinh viên của Trường Đại học Vinh.
Những tháng ngày mẹ đau yếu, em vừa đi học vừa vào viện chăm mẹ. Lúc nào có thời gian rảnh, em lại xin đi bốc vác, làm thuê tại chợ Vinh để có thêm tiền thuốc thang cho mẹ.
Gạt ngang dòng nước mắt, bà Tý cho biết: Trước đây Hưng yêu thương mẹ bao nhiêu thì từ ngày trở bệnh em ghét mẹ bấy nhiêu. Mỗi khi mẹ đến gần em đều xua đuổi, rồi chửi bới la hét. Khi cơn bực tức bắt đầu nguôi ngoai, Hưng lại tự cười một mình và nói những điều vu vơ vô nghĩa.
Từ ngày con trai đổ bệnh, bà Tý như người mất hồn. Đau khổ, dằn vặt, nước mắt lăn dài rồi lẳng lặng dẫn con đi hết chỗ này đến chỗ kia để chữa trị. Bao nhiêu hy vọng, bao nhiêu niềm tin đặt hết vào cậu con này gần như sụp đổ khi bệnh viện kết luận con trai bị chứng tâm thần phân liệt.