Những năm gần đây, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã sản xuất và thử nghiệm thành công nhiều vũ khí hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.
Gói nâng cấp này chủ yếu tập trung vào cải tiến radar điều khiển hỏa lực, trang bị an-ten mới, bổ sung phầm mềm lái tự động mới, bộ vi xử lý mới. Radar nâng cấp cho phép cung cấp kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc. Sau khi nâng cấp, cự ly phát hiện mục tiêu của S-125-2TM tăng lên 100 km (so với 80 km trước khi nâng cấp), độ cao tối đa phát hiện mục tiêu đạt 25 km (so với 18 km trước khi nâng cấp).
Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) phối hợp với chuyên gia nước ngoài đã tổ chức phóng thử và nghiệm thu ba tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM Pechora nâng cấp. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ giai đoạn hai Đề án nâng cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Pechora của Quân chủng PK-KQ.
Việc nâng cấp hệ thống S-125 lên chuẩn S-125-2TM giúp cho lực lượng phòng không Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu của tác chiến hiện đại với chi phí bỏ ra rất thấp so với việc mua mới các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại hơn.
Được biết, đây chỉ là 2 trong nhiều loại vũ khí Việt Nam sản xuất hoặc nâng cấp thành công được thử lửa. Ngày 28/4/2014, tại Cam Ranh, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức nghiệm thu kỹ thuật và bắn tên lửa Uran-E trên tàu Molniya do Việt Nam tự đóng.
Cũng trong năm 2014, tại trường bắn K3 - Quân khu 9, Việt Nam đã bắn thử súng chống tăng SPG-9T2 do Việt Nam sảm xuất được lắp đặt lên xe thiết giáp M-113 nâng cấp. Được biết, súng chống tăng SPG-9 được sản xuất tại nhà máy Z125 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng dưới tên gọi SPG-9T2 với một số cải tiến phù hợp điều kiện tác chiến tại khu vực miền núi, điều kiện môi trường nóng ẩm, tác chiến bộ binh mang vác,...