Thông thường, một chiếc máy bay tiêm kích được thiết kế với thời gian phục vụ tiêu chuẩn khoảng 20 năm trước khi phải tiến hành loại biên.

Như đã biết, hiện nay một chiếc tiêm kích phục vụ trong biên chế Không lực Hoa Kỳ như F-15, F-16 thậm chí cả chiến đấu cơ tàng hình thế hệ năm F-35A và F-22A có khung thân đáp ứng được 6.000 giờ bay, sau mỗi 3.000 giờ chúng sẽ được nâng cấp giữa vòng đời để đảm bảo sử dụng nốt số giờ còn lại theo thiết kế.

Tính tổng số 6.000 giờ bay cho thời hạn phục vụ 20 năm, tức là mỗi năm một phi công Mỹ sẽ tích lũy thêm được 300 giờ bay, nếu triển khai cho hoạt động tác chiến thì số giờ bay tăng lên, tương đương với việc thời hạn phục vụ của máy bay giảm xuống.

Tuy nhiên thực tế sau khi hết 6.000 giờ bay dự trữ, các tiêm kích trên có thể dễ dàng tăng hạn sử dụng lên thành 8.000 giờ, hoặc thậm chí mới đây nhất Lockheed Martin còn tuyên bố F-16 thừa khả năng đạt tới giới hạn 12.000 giờ (tối đa lên tới 16.000 giờ).

image_2491750.jpgTiêm kích hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon của Không lực Hoa Kỳ

Trong khi đó, theo công bố của Tập đoàn chế tạo máy bay Sukhoi - Nga thì con số giờ bay trên các dòng chiến đấu cơ phổ biến do họ sản xuất thấp hơn hẳn tiêm kích của Mỹ. Cụ thể, Su-22, Su-24 và Su-27 có tuổi thọ khung thân chỉ 2.000 giờ bay, trong khi Su-30 thì tốt hơn một chút, đạt tới 3.000 giờ. 

Thời gian tăng hạn của Su-22/27 sau khoảng thời gian 20 năm dự kiến thêm được 1.000 giờ.

Như vậy, với thời hạn sử dụng tiêu chuẩn 20 năm, trong khi dòng "F" cho phi công 300 giờ hoạt động hàng năm thì ở Su-27 chỉ là 100 giờ, còn Su-30 là 150 giờ.

Tiêm kích hạng nặng Su-30SM của Không quân Nga.

Rõ ràng sau khi nhìn qua thông số trên thì phi công Nga đang gặp bất lợi so với những người đồng nghiệp bên kia đại dương.

Nếu muốn phi công có số giờ bay đạt chuẩn như các cường quốc quân sự thế giới, Nga sẽ phải chấp nhận việc một chiến đấu cơ sản xuất ra chỉ phục vụ được khoảng 10 năm, thậm chí thấp hơn.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN