"Nga đã kiểm soát khoảng 40% thị trường khí đốt của châu Âu. Và mức độ này trong thời gian tới thị phần này chỉ có tăng" - tác giả viết, đồng thời nhấn mạnh rằng, dự án sẽ gây ra thiệt hại lâu dài cho mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.
Theo quan điểm của tác giả, phía Nga bị cáo buộc biến các nguồn năng lượng của mình thành một vũ khí chính trị. Và kết quả là, một số quốc gia châu Âu đã hợp tác với Moskva, chấp nhận từ bỏ tham vọng và nguyện vọng của chính họ trong các liên minh phương Tây.
Bài báo cho rằng, đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 là một trở ngại không thể vượt quađối với sự đa dạng năng lượng và an ninh năng lượng của Liên minh châu Âu.
Tác giả bài báo còn khuyến khích độc giả tự đặt câu hỏi, vì sao các thành viên chủ chốt của EU lại hỗ trợ nền kinh tế Nga, thay vì suy đoán về tính bất hợp pháp của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án Dòng chảy phương Bắc 2.