Eurocopter Dauphin hay còn được gọi là AS-365/ EC-155 là loại trực thăng đa năng 2 động cơ chủ yếu dùng cho mục đích vận tải, cứu hộ và chống ngầm. Trực thăng Dauphin của Việt Nam là phiên bản vận tải - cứu hộ được biên chế cho Tổng công ty trực thăng Việt Nam.
Máy bay được điều khiển bởi kíp lái 2 người; nó có chiều dài 13,73 m; đường kính rotor 11,94 m; chiều cao 4,06m; trọng lượng rỗng 2.411 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 4.300 kg.
Trái tim của trực thăng EC-155B1 là 2 động cơ Turbomeca Arriel 2C công suất 625 kW (838 shp) mỗi chiếc cho tốc độ tối đa 306 km/h, tầm bay chuyển sân 827 km, trần bay 5.865 m, sức chứa 11 hành khách.
Một chi tiết cần quan tâm đó là trực thăng EC-155B1 của Việt Nam là phiên bản dân sự, tức là nó không được tích hợp các khí tài tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến như thiết bị định vị thủy âm (sonar) hay radar dẫn bắn.
Tuy nhiên mới đây trên báo Quân đội nhân dân, trong bài viết
Hiện chưa rõ loại radar trên thuộc chủng loại nào, nó chỉ có chức năng tuần thám hay kiêm nhiệm được cả vai trò dẫn bắn cho tên lửa chống hạm như loại lắp trên phiên bản AS565 Panther.
Nhưng với tình hình thực tế của Việt Nam, các máy bay trực thăng giao cho các đơn vị làm kinh tế khai thác như Mi-8, Mi-17 hay Mi-171 đều có khả năng mang rocket để làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực lúc cần thiết. Chính vì vậy chúng ta có quyền hy vọng rằng EB-155B1 của Việt Nam được trang bị radar điều khiển hỏa lực tên lửa.
Nhìn sang Hải quân Trung Quốc, họ đang sử dụng rất nhiều trực thăng hạm tàu Z-9C/D, đây chính là họ hàng xa của loại EC-155B1 đang phục vụ trong biên chế Binh đoàn 18 của Việt Nam.
Nhờ radar đa năng KLC-1 và KLC-3B mà nó đảm nhiệm rất tốt vai trò cánh tay nối dài của tàu chiến. Nếu như trực thăng EC-155B1 của Việt Nam có radar đa năng thì dự báo vai trò của nó trong tương lai khi cần huy động khẩn cấp cho nhiệm vụ quốc phòng sẽ không thua kém gì Z-9C/D.