Nhận định này được Tiến sĩ Dan Gettinger, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Drone at Bard College cho biết trong một cuộc phỏng vấn với USNI News, nhiều khả năng thiết bị này đã bị mất liên lạc với tàu triển khai khi nó bơi quá gần bờ.
"Nếu đây thực sự là nguyên nhân thì rõ ràng đây là vấn đề không hề nhỏ với Hải quân Mỹ và cả lực lượng nào đang vận hành hệ thống tối tân này", Dan Gettinger cho biết.
Bởi theo vị tiến sĩ này, chiếc REMUS 600 có trọng lượng 227kg và chiều dài 3m có thể thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, bao gồm chống thủy lôi, bảo đảm an ninh cảng và các chiến dịch tìm kiếm cứu hộ.
Ngoài ra, tàu ngầm không người lái (UUV) này còn được trang bị các camera ghi hình, thiết bị định vị toàn cầu (GPS), công nghệ định vị bằng sóng siêu âm bên cạnh khả năng lặn sâu gần 600m và hoạt động suốt 24 giờ.
Khi làm nhiệm vụ, REMUS 600 sẽ được phóng đi từ tàu mẹ và hoàn thành nhiệm vụ sau nhiều giờ và quay trở lại con tàu theo sự điều khiển của trung tâm. Tuy nhiên, trong nhiệm vụ được triển khai ngoài khơi Yemen, con tàu đã bị mất liên lạc và trôi nổi trên biển.
Dù chiếc REMUS 600 thất lạc không phải là trang bị của Mỹ nhưng việc dòng UUV hoạt động không thực sự ấn tượng đang khiến nước này lo lắng trong cuộc đua phát triển và trang bị UUV với Nga. Đặc biệt, Cục thiết kế Rubin tuyên bố đang phát triển một tàu ngầm không người lái nhằm phục vụ các hoạt động của Nga tại nhiều vùng biển khác nhau.
"Những chiếc tàu ngầm này có thể là một phần của hệ thống hoạt động ngầm dưới lớp băng dày tại Bắc Băng Dương của Nga. Khu vực Bắc Băng Dương là nơi gần như duy nhất trên thế giới còn một trữ lượng dầu khí lớn chưa được khai thác.
Ngoài ra, đây cũng là khu vực an ninh thiết yếu của Nga khi là địa điểm hoạt động thường xuyên của tàu ngầm chiến lược mang tên lửa thuộc hạm đội Biển Bắc", ông Igor Vilnit Tổng giám đốc Cục thiết kế Rubin cho biết.
Dàn UUV có thể làm nhiệm vụ trinh sát, tìm kiếm và phát hiện tàu ngầm đối thương trong các khu vực khác nhau thuộc Bắc Băng Dương. Ngoài ra các tàu ngầm này có thời gian hoạt động gấp nhiều lần các tàu ngầm có người lái với kích thước tương đương.
Không dừng lại ở đó, tờ Washington Post dẫn tuyên bố của các quan chức Lầu Năm Góc nói rằng Nga đang chế tạo một loại UUV, được thiết kế để tấn công các cảng biển và thành phố của Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.
Lầu Năm Góc đã đặt tên loại tàu này là "Kanyon", cho thấy nguồn gốc của loại vũ khí này là của Nga. Washington Post nói thêm, tàu chiến này có thể được điều động trong trường hợp một cuộc xung đột hạt nhân giữa Mỹ và Nga xảy ra, và Nga sẽ tấn công các cảng biển và các căn cứ quan trọng của Mỹ.
"Đây là loại tàu có tốc độ cao và khả năng hoạt động ở những khu vực xa xôi”, một quan chức giấu tên cho biết. Tuy nhiên, người này nhấn mạnh rằng phải mất nhiều năm nữa Nga mới có phiên bản mẫu của tàu và đưa vào thử nghiệm.
Theo một số nguồn tin, tàu ngầm này sẽ được trang bị các đầu đạn hạt nhân có sức công phá lên đến hàng chục megaton. Một quả bom nguyên tử 1 megaton sẽ tương đương với hàng chục quả bom đã thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Chỉ huy Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov đã từng nói rằng việc đưa các thiết bị robot vào sử dụng trong Hải quân "là một phần trong kế hoạch cải tiến quân đội".
Hiện Bộ Quốc phòng Nga đang đồng thời "Chế tạo Khí tài Điều khiển Từ xa" để đảm bảo hoàn thành trước năm 2025 và nghiên cứu tính năng của các loại vũ khí không người lái, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết thêm.