Theo Đông y, trám trắng có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc.
 
Theo Đông y, trám trắng có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước…
 
Trám trắng còn gọi là cà na, cảm lãm, mác cơm, cây bùi. Là loại cây gỗ to, cao khoảng 15 - 20m. 
 
Cành non màu nâu nhạt, có lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, lá gần gốc có đầu ngắn; lá ở giữa dài hơn, có đầu thuôn dài; lá tận cùng hình bầu dục... gân lá hơi rõ, mặt trên lá màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới có lông mềm màu nâu bạc. 
 
Hoa mọc thành chùm kép ở đầu cành hay kẽ lá, hình cầu, màu trắng. Quả hình thoi, hai đầu tù, dài khoảng 45mm, khi chín có màu vàng nhạt, trong có hạch cứng nhẵn, hình thoi với 2 đầu nhọn, trong có 3 ngăn. Mùa ra hoa: tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 10.
 
images1048774_7.jpgTrám trắng có tác dụng thanh nhiệt tân sinh.
Một số bài thuốc dùng theo kinh nghiệm
 
Bài 1: Trị cảm nóng, cảm nắng: Quả trám 10g, rễ sậy 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc với 800ml nước trong 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày.
 
Bài 2: Chữa viêm họng, ho có đờm: Trám 30g, cam thảo 6g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g. Rửa sạch hãm thay trà uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.
 
Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: Trám 3 - 5 quả, sắc lấy nước để uống.
 
Bài 3: Chữa ho khan ít đờm do viêm khí phế quản: Trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, vừng đen 30g, mật ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng liền 7 ngày.
 
Bài 4: Chữa đau họng, nhiều đờm nhớt: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súng miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.
 
Bài 5: Trị lở sơn: Vỏ cây trám, cạo bỏ lớp bần, thái nhỏ, nấu nước tắm, ngày 2 lần.
 
Bài 6: Trị nứt nẻ gót chân khi trời rét: Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.
 
Bài 7:Trị đau răng, sâu răng: Lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần.
 
Theo suc khoe va doi song