Nắm trong tay hàng triệu ha đất, song mỗi năm, các nông lâm trường chỉ nộp về cho ngân sách khoảng 180 tỷ đồng...
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch và tổ chức thanh tra việc quản lý và sử dụng đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Nội dung quan trọng trên được đề cập trong chỉ thị về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng, vừa được Thủ tướng ký ban hành.
Cũng theo chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Các bộ ngành liên quan phải đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất; thực hiện thủ tục cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.
Đồng thời, xây dựng và thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2016-2020 tại địa phương; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Tiếp nhận và có phương án sử dụng quỹ đất được các công ty nông, lâm nghiệp và các tổ chức chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh bàn giao cho địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương, đảm bảo dành tối thiểu 10% các khoản thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký và cấp Giấy chứng nhận; trong đó cần ưu tiên thực hiện đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Các tỉnh cần thực hiện công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình và cá nhân nghèo cư trú tại vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại địa phương.
Theo một báo cáo của Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội hồi cuối 2015, dù nắm trong tay hàng triệu ha đất, song mỗi năm, các nông lâm trường chỉ nộp về cho ngân sách khoảng 180 tỷ đồng, chưa bằng con số của một nhà máy bình thường.
Các bộ ngành liên quan phải đề ra giải pháp, xây dựng lộ trình đến hết năm 2016 có phương án, kế hoạch giải quyết dứt điểm cơ bản tình trạng tranh chấp đất đai; xử lý các vi phạm pháp luật, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho thuê, cho mượn, giao khoán đất trái pháp luật, không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Tập trung chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm các trường hợp tự ý xây dựng công trình, nhà ở, cư trú trái pháp luật trong phạm vi đất, rừng do các công ty nông, lâm nghiệp quản lý. Thu hồi tài sản, đất đai và tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới, đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất; thực hiện thủ tục cho thuê đất, xác định giá đất, thu tiền thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật đối với các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện sắp xếp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.
Đồng thời, xây dựng và thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2016-2020 tại địa phương; thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh. Tiếp nhận và có phương án sử dụng quỹ đất được các công ty nông, lâm nghiệp và các tổ chức chuyển đổi từ các nông, lâm trường quốc doanh bàn giao cho địa phương trong quá trình rà soát, sắp xếp.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ quản lý đất đai ở địa phương, đảm bảo dành tối thiểu 10% các khoản thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, đăng ký và cấp Giấy chứng nhận; trong đó cần ưu tiên thực hiện đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh.
Các tỉnh cần thực hiện công khai, minh bạch, phát huy dân chủ, có chính sách ưu tiên đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình và cá nhân nghèo cư trú tại vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, hải đảo trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai tại địa phương.
Theo một báo cáo của Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội hồi cuối 2015, dù nắm trong tay hàng triệu ha đất, song mỗi năm, các nông lâm trường chỉ nộp về cho ngân sách khoảng 180 tỷ đồng, chưa bằng con số của một nhà máy bình thường.
Theo VnEconomy