Sau mưa bão, không khí ẩm ướt kéo dài đã tạo điều kiện tốt cho mộc nhĩ phát triển. Người dân miền núi lại gùi bế lên rừng hái lộc trời cho. Ảnh: Xuân Thủy Những cây tràm gặp bão bị gãy, chết ngọn, bị khô mục và ẩm ướt là điều kiện tốt cho mộc nhĩ phát triển. Ảnh: Xuân Thủy Người dân bản xứ thường gọi mộc nhĩ là nấm tai mèo. Mặt ngoài tai nấm màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Ảnh: Xuân Thủy Dân bản thường chế biến mộc nhĩ bằng cách nấu thịt nạc, măng khô, canh xương hầm. Ảnh: Xuân Thủy Mùa này, trung bình, mỗi ngày, 1 người dân kiếm được 3-5kg mộc nhĩ tươi. Bà con thường sơ chế bằng cách phơi khô và bán cho thương lái với giá từ 30.000 đến 50.000 đồng/kg. Ảnh: Xuân Thủy