Sẵn sàng cho REDD+
REDD+ là sáng kiến nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm phát thải khí nhà kính thông qua 5 hoạt động: (1) Giảm phát thải từ mất rừng, (2) Giảm phát thải từ suy thoái rừng, (3) Bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, (4) Quản lý rừng bền vững và (5) Tăng cường trữ lượng các-bon rừng.
REDD+ là sáng kiến nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính cho các nước đang phát triển để giảm phát thải khí nhà kính thông qua 5 hoạt động: (1) Giảm phát thải từ mất rừng, (2) Giảm phát thải từ suy thoái rừng, (3) Bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, (4) Quản lý rừng bền vững và (5) Tăng cường trữ lượng các-bon rừng.
Mục tiêu chính của REDD+ là nhằm góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu. REDD+ cũng mang lại các lợi ích về môi trường, xã hội cho các quốc gia tham gia thực hiện REDD+.
Không giống như những sáng kiến khác, REDD+ là cơ chế trong đó các nước tham gia quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp (FCPF) chỉ chi trả tài chính cho các nước thực hiện REDD+ dựa trên các kết quả giảm phát thải khí nhà kính được ghi nhận (hay còn gọi là chi trả dựa trên kết quả).
Hành động cùng REDD+, ngày 21/6/2016, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về Kế hoạch hành động “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng” tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020.
Mục tiêu tổng thể là: Giảm 15% lượng phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (tương ứng giảm 4.000 ha rừng bị mất, 4.500 ha rừng bị suy thoái) và nâng cao trữ lượng cacbon hấp thụ từ rừng trong giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh. Huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng ở các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững.
Về phạm vi thực hiện, tỉnh tập trung ưu tiên cho 89 xã của 13 huyện gồm: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Kỳ Sơn, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương và Yên Thành.
Hướng đi cụ thể là xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý, điều hành thực hiện giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng cacbon rừng; nâng cao năng lực tiếp cận và triển khai các hoạt động của REDD+. Thiết lập mức phát thải cơ sở; nâng cấp hệ thống theo dõi diễn biến rừng, xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn về môi trường và xã hội; xây dựng cơ chế quản lý tài chính và chia sẻ lợi ích từ REDD+ và kế hoạch thực hiện các hoạt động REDD+ ở tỉnh.
Đến nay, Dự án REDD giai đoạn 2 (FCPF2) đã phối hợp với các đơn vị quản lý lâm nghiệp trên địa bàn thực hiện tuyên truyền về REDD+ gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cán bộ quản lý của 18 huyện, 32 xã với hơn 2.500 lượt người tham gia.
Đây là lực lượng nòng cốt để phổ biến và tổ chức thực hiện REDD+ ở cơ sở. Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý rừng bằng máy tính bảng. Trong năm 2017 – 2018, dự án đã tổ chức được 7 lớp tập huấn cho 235 cán bộ kiểm lâm và các chủ rừng lớn trên địa bàn tỉnh. Dự án cũng đã trang bị 150 máy tính bảng được bàn giao cho các cán bộ kiểm lâm và các chủ rừng. Ngoài ra, dự án cũng tổ chức tuyên truyền về REDD+ thông qua các phương tiện thông tin như các bài báo, các bản tin trên đài phát thanh - truyền hình của tỉnh…
Đặc biệt là dự án đã phối hợp với các đơn vị như kiểm lâm, ban quản lý rừng phòng hộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt…lồng ghép tuyên truyền về REDD+ gắn với các nội dung tuyên truyền về quản lý, bảo vệ phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Ban Quản lý Dự án FCPF2 tổ chức nhiều cuộc tham vấn để đưa ra các giải pháp để thực hiện REDD+, hỗ trợ xây dựng và triển khai đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp của tỉnh. Xây dựng phương án các biện pháp cấp bách bảo vệ phòng, chống chặt phá, khai thác lâm sản trái phép vùng trọng điểm (2016-2020).
Nguồn lợi từ dịch vụ môi trường rừng
Theo các chuyên gia Quỹ Carbon do Ngân hàng Thế giới (WB) đại diện ủy thác dự kiến sẽ thu mua của Việt Nam 10,3 triệu tấn carbon (giá dự kiến 5 USD/tấn), Việt Nam sẽ thu hơn 51 triệu USD, riêng Nghệ An sẽ thu về hơn 10 triệu USD.
Theo các chuyên gia Quỹ Carbon do Ngân hàng Thế giới (WB) đại diện ủy thác dự kiến sẽ thu mua của Việt Nam 10,3 triệu tấn carbon (giá dự kiến 5 USD/tấn), Việt Nam sẽ thu hơn 51 triệu USD, riêng Nghệ An sẽ thu về hơn 10 triệu USD.
Như vậy REDD + là một dịch vụ từ hệ sinh thái có thể so sánh như dịch vụ môi trường rừng. Trong điều kiện tuyệt đối không được khai thác rừng tự nhiên, người dân sẽ tham gia REDD +bảo vệ rừng để khai thác hệ sinh thái rừng, trong đó để có nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, từ bán carbon, dịch vụ sinh thái gắn với du lịch và sản phẩm nông, lâm nghiệp bản địa, cải thiện cuộc sống của người dân.
Đây là một hướng tiếp cận mới, được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và được coi là một cơ chế tài chính bền vững cho bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang tạo ra nhiều áp lực đến các hệ sinh thái. Việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường cũng có thể được coi là một công cụ để giảm thiểu các tác động đến hệ sinh thái nói riêng và đa dạng sinh học nói chung.
Vì vậy xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo từng vùng sinh thái, hiện nay là cần bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên trong các khu rừng biên giới, rừng đặc dụng (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống) để bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung khoanh nuôi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.
Đây là một hướng tiếp cận mới, được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và được coi là một cơ chế tài chính bền vững cho bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học và xóa đói, giảm nghèo. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đang tạo ra nhiều áp lực đến các hệ sinh thái. Việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường cũng có thể được coi là một công cụ để giảm thiểu các tác động đến hệ sinh thái nói riêng và đa dạng sinh học nói chung.
Vì vậy xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm theo từng vùng sinh thái, hiện nay là cần bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên trong các khu rừng biên giới, rừng đặc dụng (Pù Mát, Pù Hoạt, Pù Huống) để bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái. Tập trung khoanh nuôi, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.
Phát triển, nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là trồng rừng gỗ lớn tại các huyện Con Cuông, Quế Phong, Tương Dương. Đẩy mạnh trồng mới mây tre hỗn giao trong vùng rừng ẩm và ven hồ. Phát huy lợi thế, khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng, cảnh quan thiên nhiên (hệ sinh thái) và giá trị thương hiệu của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm cải thiện đời sống cho cộng đồng các dân tộc trong khu vực.
Khai thác vùng đất có tiểu khí hậu đặc trưng để phát triển các loài dược liệu đặc hữu, quý hiếm, các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao dưới tán rừng tự nhiên để làm giàu rừng và nâng cao thu nhập, gắn với các chính sách lâm nghiệp hiện hành của Nhà nước (với diện tích khoảng 20.000 ha có tiểu khí hậu đặc hữu và địa hình độ cao trên 700m tại 4 huyện rẻo cao Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông).Trong năm 2019, tiếp tục tuyên truyền về REDD+, Chương trình Giảm phát thải, Kế hoạch hành động REDD+ gắn với công tác bảo vệ rừng tại 93 xã trong vùng thực hiện REDD+. Hỗ trợ cho Đề án “Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp”. Hỗ trợ các hoạt động quản lý lâm sản, nâng cao giá trị lâm sản (gỗ và lâm sản phụ). Triển khai các hoạt động của Đề án “Giảm phát thải và chuyển uyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ”.