Không có tường cao hay hàng rào dây thép gai, nhiều nơi ở châu Âu đường biên giới chỉ là một con đường hoặc vạch kẻ.

images1478207_1_3227_1457508644.jpgKể từ Hiệp định Schengen năm 1985, đường biên giới giữa những quốc gia châu Âu đã được xóa nhòa. Valerio Vincenzo, nhiếp ảnh gia người Hà Lan đã quyết định ghi lại những thay đổi này trong dự án “Đường biên giới, những giới hạn của nền hòa bình” (“Borderline, the Frontiers of Peace”). Dự án này còn tiếp tục cho đến nay, khi châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhập cư. Trên đây là biên giới xanh giữa Pháp (trái) và Đức.
Valerio cho biết nhóm thực hiện dự án đã sử dụng một thiết bị GPS và bản đồ chi tiết để đi dọc theo những đường biên giới ngày nay đã được xóa nhòa. Trên ảnh, người dân thoải mái đắm mình trong làn nước nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Ngày nay, 26 quốc gia thuộc khối Schengen cho phép người dân tự do đi lại qua 16.500 km đường biên giới. Ngay cả khi những bức ảnh được chụp cách xa nhau cả nghìn cây số, tất cả đều khắc họa một thực tế khác xa những gì mọi người thường nghĩ về những đường biên giới. Romania và Bulgaria chia sẻ chung bờ biển.
Năm 2012, Liên minh châu Âu trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho dự án vì những giá trị nó đã đóng góp trong hơn sáu thập kỷ cho tiến bộ hòa bình và hòa giải, đấu tranh dân chủ và nhân quyền tại châu Âu. Một chiếc cột nhỏ bé được cắm giữa khoảng rừng xanh để đánh dấu điểm giao nhau của Áo và Cộng hòa Czech.
Biên giới vô hình của Áo, Thụy Sĩ và Đức.
Người đàn ông thản nhiên đạp xe giữa địa phận Pháp - Thụy Sĩ.
Một ngôi nhà gỗ lặng lẽ đứng trên hai quốc gia Đức và Cộng hòa Czech.
Nếu có cơ hội, du khách nên thử một lần tản bộ trên con đường đá nằm giữa Latvia và Estonia.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN