(Baonghean.vn) – Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và địa bàn từ xa xưa đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ đã tìm cách thích nghi với môi trường sống bằng nhiều cách. Qua đó họ tạo ra văn hóa ẩm thực riêng có của cộng đồng mình. Sử dụng ống tre, nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất trong cộng đồng thiểu số ở vùng cao Nghệ An.
» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
Lên với miền Tây xứ Nghệ, nơi các đồng bào dân tộc Thái, Mông, Khơ mú... sinh sống, mỗi mùa du khách lại được thưởng thức một loại món ăn độc đáo khác nhau.Trong đó nhiều món được chế biến bằng ống tre nứa. Ảnh Hồ Phương. Dùng ống tre, nứa tươi để chế biến món ăn được xem là phương pháp cổ xưa nhất của đồng bào thiểu số vùng cao. Trong ảnh là món dưa muối trong ống nứa - đặc sản của đồng bào Thái ở các huyện như: Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông... Nguyên liệu là giống dưa rẫy cọng nhỏ, dai. Khi ăn vào có vị chua thanh, thơm nồng rất đặc biệt. Ảnh Hồ Phương. Đặc trưng nhất của các món ăn được chế biến bằng ống tre, nứa chính là cơm lam. Ngày nay cơm lam vẫn là thứ không thể thiếu đối với những người đi rừng, đi rẫy dài ngày, và nó cũng có mặt trong các lễ, tết của cộng đồng. Ảnh Hồ Phương. Món cơm lam từ rừng núi đã có mặt trên bàn ăn trong các ngày hội bản mường. Ảnh Đào Thọ. Thịt chua trong ống mét có thể được làm từ thịt lợn rừng, lợn nít, trâu, bò, hươu, nai... Ở Nghệ An, món ăn đặc biệt này chỉ có thể tìm thấy trên khu vực miền Tây. Ảnh Hồ Phương. Cua đá lam trong ống nứa là món ăn dân dã nhưng làm hài lòng bất cứ ai nếu một lần được thưởng thức. Ảnh Trương Hiền. Con cua được lam trong ống nứa sẽ có màu sắc đẹp hơn và vẫn giữ trọn vẹn dưỡng chất cũng như có hương vị đặc trưng của thịt cua trộn lẫn với mùi thơm của nứa tươi. Ảnh Trương Hiền. Các món ăn được người dân miền núi tạo nên từ thực tế điều kiện lao động sản xuất. Sự mộc mạc trong cuộc sống thường ngày của họ là điều làm nên nét văn hóa ẩm thực tồn tại từ xa xưa cho đến nay. Ảnh Hồ Phương. Hồ Phương