Những bộ phận của cá, tôm, cua, ốc, sò không nên ăn
(Baonghean.vn) - Hải sản giàu axit béo omega-3, axit eicosapentaenoic (EPA) và docosahexaenoic acid (DHA). Tuy nhiên, một số bộ phận dưới đây có thể chứa độc tố, không nên ăn.
12/03/2019 - 11:45
- Ruột cá: Cá là loài ăn tạp chất. Những thức ăn này đi qua miệng và nằm lại trong ruột cá. Ngoài ra, ruột cá dễ nhiễm ký sinh trùng, trứng sán, trứng giun và giun xoắn. - Mật cá: là nơi cung cấp các men, enzim, đồng thời cũng chứa rất nhiều độc tố. Ăn mật cá con người có thể bị trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp, thậm chí tử vong. - Đầu tôm: là nơi chứa bộ phận nội tạng: ruột, thức ăn, mang, cơ quan hô hấp, do đó tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng; là bộ phận bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết; có nguy cơ nhiễm khuẩn, độc chất cao nếu chưa được nấu chín. - Vỏ tôm: chỉ có chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của loài giáp xác. Chất này ăn vào khó tiêu hóa. - Mang cua: Khi cua lên cạn, một lượng nước được lưu trữ trong mang giúp cua tiếp tục hô hấp. Do đó, những chất bẩn và vi khuẩn trong nước có thể bám lại ở mang cua. - Ruột cua: Trong ruột cua có chứa chất thải và độc tố, không nên ăn. - Ruột ốc: Bộ phận này nằm ở đuôi ốc, ở vòng xoay nhỏ nhất, chứa nhiều chất bẩn. - Não ốc: Đây là phần nằm ở đầu của con ốc có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều. Khi ăn bạn cần loại bỏ lớp màng mỏng bao quanh thịt sò, bởi đây là bộ phận chứa nhiều cát bẩn nhất của sò điệp. Ngoài ra, nên bỏ phần bao tử màu đen, đây chính là nội tạng của sò điệp.