(Baonghean.vn) - Thưởng thức hải sản luôn là lựa chọn số 1 trong lịch trình du lịch biển. Để không đối mặt với những mối nguy hại khôn lường về sức khỏe, du khách cần tránh những điều dưới đây:

1.Khôngăn hải sản chưa được nấu chín

images1876762_k_t_qu__h_nh__nh_cho_kh_ng_u_ng_tr__ngay_sau_khi__n_h_i_s_n_58f1e201a88e6.jpgChỉ thưởng thức khi chắc chắn món ăn hải sản đã được nấu kỹ. Ảnh minh họa

Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được.

Ngoài vi khuẩn do nước đem lại, trong hải sản còn tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến. Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Hơn nữa, khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống.

2. Không ăn hoa quả giàu vitamin Cvà chứa axit tannicngay sau khi ăn hải sản

- Các loại hải sản như tôm, cua, sò… được nhiều người yêu thích nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng asen pentavenlent tương đối lớn. Hàm lượng asen pentavenlent không có tác dụng gây hại cho cơ thể người dùng, tuy nhiên khi kết hợp với các loại trái cây có chứa chất vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể.

Theo một nghiên cứu mới đây cho thất asen pentavenlent có chứa nhiều trong tôm khi kết hợp với Vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn được gọi là thạch tín, có thể gây nên các ngộ độc cấp tính, nặng thì có thể dẫn đến việc tử vong.

Vì vậy sau khi bạn ăn hải sản cần chú ý không nên sử dụng các loại hoa quả nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, kiwi…

Hồng chứa chất axit tannic cũng nằm trong danh mục trái cây không nên ăn cùng hải sản. Ảnh minh họa

- Các loại hoa quả chứa chất axit tannic cũng nằm trong danh mục trái cây không nên ăn cùng hải sản vì chúng sẽ cản trở việc hấp thụ các protein và canxi từ hải sản sang cơ thể người.

Mặt khác, axit tannic cũng dễ dàng kết hợp cùng canxi tạo nên một hợp chất rắn có tên gọi a-xít tannic canxi. Hợp chất này sẽ gây ra các triệu chứng đầy bụng, buồn nôn…cho người dùng sau khi ăn. Axit tannic có chứa nhiều trong các loại hoa quả như nho, hồng, lựu… vì vậy bạn nên tránh ăn các loại hoa quả này khi ăn hải sản.

3.Không uống biakhi ăn hải sản

Bia rượu hoàn toàn không phải là thức uống lý tưởng trong một bữa ăn có hải sản. Ảnh minh họa

Nhiều người thường có thói quen dùng các loại hải sản làm "đồ nhắm" mỗi khi uống bia. Các món ăn chế biến từ loại thực phẩm này cũng thường xuyên xuất hiện trên các bàn tiệc cùng bia. Trên thực tế, các loại tôm, cua, cá… khi đi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều acid uric. Lượng acid uric dư thừa quá nhiều trong cơ thể chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh gout.

Không chỉ vậy, bia còn có các chất đẩy nhanh quá trình hình thành acid uric, gây ra nhiều bất lợi đối với sức khỏe con ngươi. Do đó, các chuyên gia y tế cảnh báo mọi người không nên ăn hải sản trong lúc uống bia để giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Lưu ý, lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, giúp sát khuẩn và tiêu độc.

4.Không uống trà ngay sau khi ăn hải sản

Nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng. Ảnh minh họa.

Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.

Hoa Lê

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN