Một trong những lời phàn nàn mà bạn thường nghe được từ những người lớn tuổi đó là mệt mỏi. Trong nhiều trường hợp, cảm giác này xuất phát từ việc thiếu nghỉ ngơi, giảm sức chịu đựng.

Việc mất đi sức lực và sức chống chịu là vấn đề lớn đối với mỗi người, là nguyên nhân chính làm cho người cao tuổi mất tự tin và động lực sống.

images1094003_n6.jpg
Ảnh minh họa: Internet
 
Nguyên nhân gây nhức mỏi
 
Trong nhiều trường hợp, nhức mỏi chính là biểu hiện của việc điều trị chưa đúng mức hoặc chưa kiểm soát được bệnh. Tuy nhiên mệt mỏi và đau nhức có thể là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác như thiếu ngủ trầm trọng hay tuổi tác hoặc cũng có thể là do ít vận động. Thông thường khi một hoặc nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể bị gián đoạn là lúc hiện tượng nhức mỏi xuất hiện, bao gồm những nguyên nhân sau:
 
•    Cảm giác thất vọng và những rối loạn về tinh thần
 
•    Những vấn đề về lưu thông máu.
 
•    Khó thở và các bệnh liên quan đến phổi.
 
•    Sự mất cân bằng về hormon, như thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ và sự giảm hoạt động của tuyến giáp.
 
•    Suy dinh dưỡng do thiếu các vitamin và khoáng chất.
 
•    Rối loạn trao đổi chất.
 
•    Những hiện tượng suy giảm miễn dịch.
 
•    Triệu chứng nhức mỏi mạn tính thường xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, và triệu chứng mạn tính này có thể dẫn đến bệnh nhức mỏi nghiêm trọng mặc dù chúng ta không có bệnh. Đôi khi nhức mỏi còn là biểu hiện tác dụng phụ của một quá trình điều trị bệnh.
 
Bệnh nhức mỏi ở người lớn tuổi
 
Nhức mỏi là một triệu chứng và không phải lúc nào cũng được xem là dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên, việc nhức mỏi thường xuyên và không rõ nguyên nhân có thể là một triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó. Nhức mỏi khác với tình trạng uể oải, rối loạn, hay buồn ngủ quá mức. Ở những người lớn tuổi, những khái niệm về nhức mỏi thường được hiểu lệch lạc và dẫn đến chữa trị không hiệu quả.
 
Những người lớn tuổi thường bị giảm hormon như hormon tăng trưởng và hormon tuyến giáp gây mệt mỏi, đau nhức. Do đó nhức mỏi thường là căn bệnh mạn tính ở người già. Vậy, làm thế nào khắc phục tình trạng này?
 
1. Vận động phù hợp. Các bài tập thể dục phù hợp với những người cao tuổi là một giải pháp hiệu quả để chống lại bệnh nhức mỏi. Ngoài ra, cần phải tập trung vào những điều thích làm. Đây chính là chìa khoá để người cao tuổi có thể giải toả mệt mỏi.
 
2. Hoà nhập với cộng đồng. Tiến sĩ Phyllis Zee, chuyên khoa thần kinh học, thuộc Đại học Tây Bắc (Mỹ) cho biết, tăng cường hoạt động tinh thần đóng vai trò như hoạt động thể chất bởi nó cũng giúp tăng hàm lượng máu lên não. Không những thế, các hoạt động hoà nhập với cộng đồng còn giúp cho người cao tuổi có được giấc ngủ sâu.
 
3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý gồm 60% carbohydrate, 20% protein, mỡ để duy trì năng lượng. Hầu hết chúng ta đều thích dùng những loại thực phẩm chế biến sẵn như mì, gạo trắng, bánh mì trắng và các sản phẩm đóng gói vì tính tiện lợi mà chúng mang lại. Tuy nhiên những loại thực phẩm này chứa ít dưỡng chất. Do đó hãy thử thay đổi chế độ ăn bằng ngũ cốc, trái cây, rau quả, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong cơ thể.
 
4. Căng thẳng, lo lắng- hãy viết chúng ra giấy. Những căng thẳng và lo lắng sẽ gia tăng sự mệt mỏi cho cơ thể, gây mất ngủ. Tiến sĩ Lauren Broch – Giám đốc Trung tâm Giáo dục và đào tạo về rối loạn giấc ngủ (New York, Mỹ) cho rằng, bạn nên liệt kê những điều làm bạn phiền não, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mình điều khiển được tình hình và giảm được lo âu.
 
5. Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ “chất lượng” là điều vô cùng quan trọng trong việc chống lại mệt mỏi. Tiến sĩ Margaret Moline – Giám đốc Trung tâm Điều trị rối loạn giấc ngủ (New York, Mỹ) cho biết, khách hàng của cô thường phàn nàn về tình trạng đau nhức và mệt mỏi, và tiến sĩ đã tìm hiểu nguyên nhân thực sự của vấn đề này đó là tình trạng rối loạn giấc ngủ. Do vậy, nếu bạn có thể ngủ đủ giấc (tám giờ mỗi ngày) cũng là cách tránh được mệt mỏi.
 
6. Xử lý nỗi buồn. Cảm giác thất vọng có thể ảnh hướng lớn đến giấc ngủ và năng lượng của cơ thể. Nó có thể làm bạn ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn và chắc chắn sẽ làm bạn mệt mỏi. Bạn nố gắng vượt qua nỗi buồn hoặc tìm sự tư vấn của các chuyên gia sức khoẻ để có cảm giác vui vẻ trở lại.
 
Theo Phụ nữ TPHCM