Dùng giấy thơm là cách tiện lợi để chúng ta có thể lau chùi khi bị vấy bẩn tay chân, tuy nhiên chính sự tiện lợi này cũng mang đến nhiều tác động xấu tới sức khỏe.
Những chất độc đặc biệt có trong giấy thơm
Hiện nay nhiều người thường dùng khăn giấy thơm để lau miệng và các dụng cụ ăn uống như chén, đũa, ly. Tuy nhiên, thói quen này vừa không hợp vệ sinh vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Một số chất độc có trong giấy thơm như acetaldehyde và benzene không hề an toàn dù ở mức thấp nhất. Tiếp xúc với các hợp chất nguy hiểm này sẽ liên lụy đến rối loạn hô hấp, tăng tần suất và mức độ nặng nhẹ của các cơn suyễn, kích ứng da, chảy nước mũi, nhức đầu và một số bệnh khác.
Theo nhà nghiên cứu mùi hương Anne Steineman, giấy thơm chứa rất nhiều các hóa chất độc hại có thể gây ung thư, rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt, trong giấy thơm dryer sheet có chứa acetaldehyde - hóa chất "có khả năng gây ung thư".
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) và Các Bảng Dữ liệu Sản phẩm An toàn (MSDS) do Bộ Công nghiệp ban hành từ những năm 1990, dưới đây là danh sách các hóa chất trong sản phẩm làm mềm vải, giấy thơm chưa được kiểm tra về độ an toàn.
• Benzyl acetate: Liên quan đến ung thư tuyến tụy.
• Benzyl alcohol: Kích thích hô hấp trên.
• Ethanol: Thuộc danh sách các chất độc hại của EPA, có thể gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
• Limonene: Chất gây ung thư.
• A-Terpineol: Có thể gây ra các vấn đề hô hấp, bao gồm phù nề gây tử vong và tổn thương hệ thần kinh trung ương.
• Ethyl Acetate: Chất ma tuý trong danh mục các chất độc hại của EPA.
• Camphor: Gây ra rối loạn hệ thần kinh trung ương.
• Chloroform: Gây độc và tê liệt thần kinh và gây ung thư.
• Linalool: Thuốc gây mê gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
• Pentane: Một hóa chất được biết là có hại nếu hít phải.
Theo GĐPL