(Baonghean.vn) - Hầu hết các nhà dân trong cộng đồng 85 hộ dân thuộc bản Pủng xã Yên Thắng (Tương Dương) đều có một vạt sắn trên đồi cạnh bản. Theo trưởng bản Lương Quang Vinh tổng diện tích sắn trong bản khoảng 6ha trồng trên núi cao.

images1436015_anh_1.jpgĐây là lần đầu bà con người Thái ở bản Pủng trồng sắn vì mục đích thương mại. Trước kia người dân nơi đây trồng sắn trên núi hoàn toàn chỉ để phục vụ chăn nuôi và nhu cầu lương thực trong gia đình.
Giống sắn cao sản được thay thế cho sắn bản truyền thống. Giống mới này năng suất hơn nhiều so với sắn bản địa.
Bà con hồ hởi với giống cây trồng mới mẻ này.
Sắn được chuyển bằng gùi từ rẫy trên núi cao về điểm tập kết. Công việc vận chyển này khá vất vả đối với những phụ nữ Thái ở bản Pủng.
Theo những người dân nơi đây thì mỗi người một người khỏe mạnh có thể thu hoạch và chuyển về được 8 - 10 gùi sắn, tương đương từ 3,5 - 5 tạ.
Những chiếc gùi tre, nứa là phương tiện để chuyển sắn trên núi xuống đường nhựa. Đoạn dốc núi này dài khoảng 0,5km.
Công việc thu hoạch sắn chủ yếu thực hiện bằng tay, cuốc, thuổng và thường phải tốn nhiều công sức trong khi nguồn lợi mạng lại chẳng đáng là bao.
Cũng theo những hộ trồng sắn nơi đây, nhà có thu nhập cao nhất từ việc trồng sắn khoảng 5 - 6 triệu đồng, nhiều nhà chỉ được từ 2 - 3 triệu đồng từ việc trồng sắn.
Hiện nay, việc chuyển chở sắn và những nông, lâm sản trên địa bàn xã Yên Thắng đã dễ dàng hơn nhờ có quốc lộ 48C qua địa bàn.

 Hồ Phương – Hữu Vi

TIN LIÊN QUAN