bna_1_anh_duc_anh6096949_1792019.jpgTừ năm học 2016-2017, Trường Tiểu học Huồi Tụ 2 đã thực hiện triển khai mô hình bán trú “đặc biệt” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các em học sinh lớp 3-4-5. Ảnh: Đức Anh
Đặc biệt ở chỗ, học sinh người Mông lớp 3-4-5 đến trường từ đầu tuần, cuối tuần về nhà, học 2 buổi/ngày, ăn cả 3 bữa sáng - trưa - tối, ngủ tại trường. Ảnh: Đức Anh
Ở trường, điều kiện học tập, ăn ở, vệ sinh cho các em học sinh đều đảm bảo quy chuẩn. 100% học sinh được ăn uống tốt, được ở phòng học mát về mùa Hè, ấm về mùa Đông nên sức khỏe, tâm lý phát triển tốt. Ảnh: Đức Anh

Ngoài những giờ học chính khóa, học sinh ở lại khu nội trú và được chơi nhiều môn thể thao, các trò chơi dân gian, xem các chương trình giải trí, thời sự trên tivi, sinh hoạt văn nghệ. Ảnh: Đức Anh

Hàng ngày, các học sinh thực hiện thể dục buổi sáng, tăng gia sản xuất buổi chiều, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh trong khuôn viên ký túc xá. Ảnh: Đức Anh
Định kỳ 1 lần/tuần, các em được thầy cô hướng dẫn thực hiện tự phục vụ, tự nấu ăn vào buổi chiều để rèn luyện một số kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Ảnh: Đức Anh
Hoạt động tự học của học sinh được tổ chức tự quản theo phòng ở, có sự quản lý của giáo viên quản lý nội trú. Ảnh: Đức Anh
Cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường luôn quan tâm, thương yêu học sinh như con em mình, tận tình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em. Ảnh Đức Anh
Trong môi trường tương tác cao, các em có điều kiện được tham gia nhiều hoạt động ngoài giờ đa dạng, phong phú, tăng cường tính tập thể, tính đoàn kết, tình cảm cô - trò. Ảnh: Đức Anh
 
Qua 3 năm thực hiện, mô hình bán trú “đặc biệt” này đã mang lại hiệu quả tích cực. Phụ huynh yên tâm gửi gắm con em tại trường. Năm học học 2016-2017 chỉ có 25 học sinh học bán trú. Năm học này, số học sinh bán trú là 140 em. Ảnh: Đức Anh
Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng không còn, chất lượng giáo dục ngày càng nâng lên, khắc phục tình trạng “học sinh ngồi nhầm lớp". Ảnh: Đức Anh
Việc tổ chức dạy bán trú đã tạo điều kiện thuận lợi cho trường trong việc triển khai dạy Tin học và tiếng Anh cho học sinh lớp 3 - 4 - 5, trong lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới. Ảnh: Đức Anh