Mục đích của việc xây dựng mô hình này là nhằmphát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của tập thể, cá nhân, tạo động lực để toàn thể nhân dân tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Từ đó, giảm thiểu tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông; nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về trật tự an toàn giao thông.

Tăng cường sự phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trên tất cả các lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng dân cư, gắn với kiểm soát có hiệu quả dịch COVID – 19. Phát động phong trào xây dựng mô hình an toàn giao thông trên địa bàn toàn tỉnh. 

image_9515121_2332022.jpgCSGT Công an TP Vinh hướng dẫn thực hành 9 động tác chỉ huy điều khiển giao thông và 6 âm hiệu còi cho lực lượng bảo vệ dân phố. Ảnh tư liệu Đ.C.

Theo đó, ở cấp tỉnh,Ban ATGT- Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ phối hợp triển khai xây dựng mô hình điểm tại huyện Quế Phong gắn với thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. (Lựa  chọn một số khu dân cư/tuyến đường có tình hình trật tự an toàn giao thông diễn biến phức tạp, mật độ giao thông cao tại huyện miền núi này để thực hiện thí điểm). 

Ở cấp huyện: Đề nghị Ban An toàn giao thông cấp huyện phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức xây dựng mô hình Khu dân cư an toàn giao thông”, “Tổ tự quản an toàn giao thông theo tiêu chí phù hợp với thực tế ở cơ sở.

Tiêu chí xây dựng mô hình “Khu dân cư an toàn giao thông”, “Tổ tự quản an toàn giao thông”  như sau:

- Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, không vi phạm các quy định về nồng độ cồn, tốc độ khi tham gia giao thông; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, không điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi chưa có Giấy phép lái xe phù hợp;.... 

- Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 27/2021/NĐ-HĐND, ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh và Kế hoạch số 36/KH-UBND, ngày 20/01/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị quyết số 27/2021/NĐ-HĐND, ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định một số biện pháp tăng cường giải tỏa vi phạm, chống tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022 – 2025; các quy định của pháp luật về hành lang giao thông, khônlấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán, họp chợ, tập kết vật liệu xây dựng, đặt biển hiệu, biển quảng cáo, phơi các sản phẩm từ nông - lâm - ngư nghiệp; không tổ chức dựng rạp đám cưới, hỏi, liên hoan... gây mất an toàn giao thông. 

- Thường xuyên vệ sinh môi trường, phát quang cây cối che khuất tầm nhìn; phối hợp chính quyền địa phương giải tỏa các công trình, cây cối, bảng hiệu,... trên phần đất của đường bộ theo cấp đường thiết kế lấn chiếm hành lang giao thông, duy trì Phong trào “Chủ nhật xanh”, khơi thông cống, rãnh thoát nước góp phần xây dựng các tuyến đường xanh - sạch - đẹp. 

-Trong năm 2022, tham gia ít nhất 02 buổi nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông tại khu dân cư (có thể lồng ghép với các nội dung khác liên quan). 

- -Tuyên truyền các tài liệu tuyên truyền trực quan (tờ rơi, sách nhỏ,...) đến từng gia đình, cá nhân trong khu dân cư; 

-- Tham gia các hoạt động thiết thực của địa phương góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu dân cư, cụ thể như: kẻ vẽ tranh bích họa; pano tuyên truyền; thắp sáng tuyến đường; chợ văn minh, không lấn chiếm lòng đường, đất của đường bộ, hành lang giao thông... 

- Phát huy tốt vai trò Tổ tự quản An toàn giao thông; tăng cường giám sát trong cộng đồng việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông, phản ánh với Trưởng ban công tác Mặt trận. 

- Tham gia giữ gìn, bảo vệ các công trình giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; phát hiện, thông báo kịp thời cho các cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương về thiệt hại, hư hỏng các công trình giao thông; đấu tranh, tố giác những hành vi xâm phạm hành langiao thông, các hành vi gây hư hại, làm ảnh hưởng đến các công trình giao thông, thiết bị phụ trợ ATGT trên địa bàn. 

Mô hình lốp xe quan sát của ĐVTV huyện Đô Lương. Ảnh tư liệu CSCC

Trong quý IV năm 2022, Thường trực Ban ATGT tỉnh phối hợp Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả xây dựng mô hình và triển khai nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh; biểu dương các tập thể, cá nhân thực hiện mô hình tốt, có sáng tạo; phê bình các tập thể, cá nhân thiếu tích cực trong xây dựng mô hình.