Theo đó, liên ngành đã thống nhất 2 nội dung cơ bản: Các biện pháp triển khai Bộ luật Hình sự năm 2015, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP và phân công trách nhiệm của các ngành trong việc triển khai thực hiện các quy định liên quan tại 2 văn bản này. Cụ thể:
3 nhóm giải pháp cần phối hợp thực hiện
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và Bộ luật Hình sự, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị và cá nhân, đặc biệt là các đơn vị sử dụng lao động có hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động;
Từ quý 4/2019, triển khai kiến nghị, điều tra, khởi tố, xét xử theo quy trình tố tụng hình sự đối với các tội danh thuộc lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tại Điều 214 về tội gian lận BHXH, BH thất nghiệp; Điều 215 về tội gian lận BHYT và Điều 216 về tội trốn đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật Hình sự.
Phân định, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành
Để triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp, đạt mục tiêu đề ra, liên ngành đã yêu cầu các ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:
BHXH tỉnh báo cáo, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo và phối hợp các ngành đặc biệt là các cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; các Điều 214, 215, 216 Bộ luật Hình sự; Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP; Trên cơ sở danh sách các đơn vị sử dụng lao động đang nợ tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp từ đủ 6 tháng trở lên thực hiện rà soát, phân loại thành các nhóm: Đơn vị nợ đọng do hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn dẫn tới tình trạng không có khả năng thanh toán, đơn vị có khả năng thanh toán nhưng chây ỳ, chiếm dụng tiền BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của người lao động… Đối với mỗi loại nhóm đơn vị thực hiện xây dựng phương án xử lý cho phù hợp.
Chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc BHXH tỉnh, BHXH cấp huyện chủ động phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan Công an, Viện Kiểm sát về các vụ việc vi phạm pháp luật, có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BH thất nghiệp phát hiện được trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngành. Trường hợp cần thiết theo yêu cầu có thể cử cán bộ tham gia phối hợp cùng với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát và Công an trong việc phân loại, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm; Mời đại diện Công an tỉnh tham gia đoàn thanh tra chuyên ngành, kiểm tra về đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do Giám đốc BHXH tỉnh ban hành quyết định thành lập tại các đơn vị sử dụng lao động, các cơ sở khám, chữa bệnh.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp cùng BHXH tỉnh chỉ đạo phòng nghiệp vụ, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện cung cấp thông tin về tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra trong lĩnh vực bảo hiểm và các hành vi vi phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để cơ quan BHXH có biện pháp phòng ngừa trong nội bộ ngành. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với BHXH tỉnh để kịp thời tiếp nhận, phân loại các tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố về các hành vi được quy định tại Điều 214, 215, 216 Bộ luật Hình sự, để có biện pháp xử lý hoặc chuyển cơ quan điều tra xử lý theo luật định; Cùng phối hợp trao đổi thông tin đến BHXH tỉnh về kết quả giải quyết các vụ án hình sự được quy định tại các Điều 214, 215, 216 Bộ luật Hình sự trong phạm vi trách nhiệm của Viện Kiểm sát; Chỉ đạo cơ quan Viện Kiểm sát cấp huyện chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị BHXH cấp huyện kịp thời xử lý các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm trên địa bàn quản lý.