Ngoài việc cung cấp tín dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng trên địa bàn còn mở rộng hoạt động, cung cấp vốn và các dịch vụ ngân hàng cho các dự án ngoài địa bàn nhằm đáp ứng các nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp các địa phương trong khu vực.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chú trọng cho vay vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chương trình tín dụng của Chính phủ.
Cụ thể: Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn 65.548 tỷ đồng, chiếm 37% tổng dư nợ; dư nợ chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP là 19.212 tỷ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ; dư nợ cho vay đối với các đối tượng chính sách qua ngân hàng chính sách xã hội đạt 7.493 tỷ đồng, chiếm 4,2% tổng dư nợ.
Dư nợ cho vay gói hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP đạt 365 tỷ đồng; dư nợ cho vay đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đạt 819 tỷ đồng, với 104 tàu công suất lớn được đóng mới, phần lớn đã đưa vào khai thác...
Cũng theo báo cáo, nợ xấu đến thời điểm 30/4/2018 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn là 1.745 tỷ đồng, tăng 648 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2013.