Đến 24/9/2018 tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn (không tính Ngân hàng Phát triển) ước đạt 167.432 tỷ đồng, so với đầu năm tăng 16.842 tỷ đồng, bằng 11,2%; thấp hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước (13,7%).

Cho vay các dự án lớn của tỉnh (vốn đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên) mà ngân hàng đang tài trợ: Hiện có 48 dự án lớn của tỉnh hiện đang được 18 ngân hàng trên địa bàn cho vay, với tổng số tiền cam kết tài trợ hơn 29.844 tỷ đồng; đã giải ngân 24.183 tỷ đồng, dư nợ là 17.340 tỷ đồng.

bna_image_9756136_2492018.jpgCho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 45% tổng dư nợ. Trong ảnh: Cơ sở sản xuất chè ở xã Hùng Sơn, Anh Sơn. Ảnh: Tùng Chi
Kết quả một số chương trình tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Đến 30/9/2018, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55 (không bao gồm Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng Phát triển) ước đạt 71.905 tỷ đồng, chiếm 45% tổng dư nợ toàn địa bàn, tăng 39.033 tỷ đồng, bằng 119% so với năm 2013.
Dư nợ nông thôn mới đến thời điểm 30/6/2018 là 69.028 tỷ đồng, chiếm 96% tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, tăng 46.228 tỷ đồng, bằng 202,7% so với năm 2013.
Ngoài ra, dư nợ cho vay theo Nghị định 67 ước đạt 802 tỷ đồng với 104 tàu, đứng thứ 3 toàn quốc (sau Quảng Trị, Bình Thuận).

Tính đến thời điểm 31/8/2018, tổng nợ xấu toàn địa bàn (không tính Ngân hàng Phát triển) là 1.534 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,93% trên tổng dư nợ. So với đầu năm nợ xấu tăng 428 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 27,9%, tập trung ở lĩnh vực: y tế 118,7 tỷ đồng, chiếm 27,7%; xây dựng và kinh doanh bất động sản 103 tỷ đồng, chiếm 24,1%; kinh doanh và thương mại dịch vụ 63,2 tỷ đồng, chiếm 14,8%; nông, lâm, thủy sản (cho vay khai thác đánh bắt thủy sản theo Nghị định 67) 30,88 tỷ đồng chiếm 7,2%.