PV:Đồng chí có thể đánh giá sơ bộ về tình hình giá cả thị trường tháng cận Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh?
Đồng chí Võ Thị An:Tháng 1 là tháng giáp Tết Nguyên đán năm 2018, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã sôi động, lượng hàng, lượng mua tăng khoảng 20% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2018 tăng gần 2% so với tháng 12/2017, tăng 2,58% so với cùng kỳ.
Những nguyên nhân chính dẫn đến CPI tháng này tăng là do dịch vụ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh điều chỉnh tăng theo lộ trình quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT đã đẩy nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng gần 22%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2018 ước đạt 5.306 tỷ đồng, tăng 9,6% so với tháng 1/2017, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng ước đạt 4.344 tỷ đồng, tăng 8,97% so với tháng 1/2017.
Đồng chí Võ Thị An:Tháng 1 là tháng giáp Tết Nguyên đán năm 2018, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh đã sôi động, lượng hàng, lượng mua tăng khoảng 20% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2018 tăng gần 2% so với tháng 12/2017, tăng 2,58% so với cùng kỳ.
Những nguyên nhân chính dẫn đến CPI tháng này tăng là do dịch vụ khám sức khỏe tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh điều chỉnh tăng theo lộ trình quy định tại Thông tư 02/2017/TT-BYT đã đẩy nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng gần 22%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2018 ước đạt 5.306 tỷ đồng, tăng 9,6% so với tháng 1/2017, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng ước đạt 4.344 tỷ đồng, tăng 8,97% so với tháng 1/2017.
Như vậy, theo nhu cầu tiêu dùng các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán sức mua hàng hóa tăng khoảng 30-40% so với các tháng khác.
Đồng chí Võ Thị An: Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng mạnh trong dịp Tết gồm lương thực, thịt gia súc, gia cầm.
Về lương thực, nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn khoảng 26.000 tấn/tháng. Nguồn cung cấp chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng tại thành phố Vinh từ các đại lý, mạng lưới cửa hàng của các đơn vị đầu mối và các hộ kinh doanh tại các chợ. Tại khu vực nông thôn người dân chủ yếu tiêu dùng lúa gạo tự sản xuất được, chiếm khoảng 40% mức tiêu thụ chung của tỉnh. Nhìn chung, tình hình giá lúa gạo ổn định do nguồn cung dồi dào. Tuy nhiên, thời gian trước và sau Tết Nguyên đán dự báo giá gạo tăng nhẹ, tập trung vào các mặt hàng gạo đặc sản và gạo nếp ngon. Mức tăng không đáng kể do nguồn cung gạo sản xuất tại địa phương và nguồn gạo miền Nam luôn dồi dào.
Về thịt gia súc, gia cầm, nhu cầu tiêu dùng khoảng 6.000 tấn thịt hơi/tháng, dự kiến tháng Tết nhu cầu có thể lên đến 9.000 tấn. Tổng sản lượng thịt gà, vịt, lợn, bò từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh cung ứng 10.000 tấn thịt thương phẩm/năm, đáp ứng hầu hết lượng thịt tiêu thụ trên thị trường.
Ngoài các nhóm hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, trong dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng còn tập trung vào các mặt hàng truyền thống như bánh mứt kẹo, nước giải khát... Bánh mứt kẹo các loại khoảng 400 tấn tiêu thụ trong dịp Tết.
PV:Căn cứ tình hình thị trường và thực tế sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, để kịp thời bình ổn thị trường vào thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã có kế hoạch chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán như thế nào, thưa đồng chí?
Đồng chí Võ Thị An:Để kịp thời bình ổn thị trường vào thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất, Sở Công Thương đã đề xuất UBND tỉnh về việc dự trữ hàng hóa các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán năm 2018. Theo đó có 3 mặt hàng được dự trữ với tổng giá trị hàng hóa là 68,5 tỷ đồng, trong đó: gạo tẻ 2.500 tấn; gạo nếp 100 tấn; dầu ăn 1,2 triệu lít.
Ngoài các mặt hàng bình ổn được giao, khuyến khích các doanh nghiệp khai thác thêm các mặt hàng khác để tham gia bình ổn thị trường và tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn.
Bên cạnh các doanh nghiệp tham gia chương trình được hỗ trợ lãi suất, UBND tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký tham gia Chương trình như siêu thị BigC, Mega Market, Intimex, Hương Giang,... các nhà phân phối, cửa hàng, đại lý trên toàn tỉnh.
7 doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất dự trữ hàng phục vụ Tết
(Baonghean.vn) - Ngày 8/12, UBND tỉnh đã có công văn đồng ý đề nghị của sở Công thương về việc hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua 3 mặt hàng dự trữ phục vụ tết Nguyên Đán 2017.
Đồng chí Võ Thị An:Hiện nay, hầu hết các địa phương đều có gian hàng bình ổn giá. Đối với địa bàn thành phố - địa bàn có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao, hiện đã có 11 điểm bán hàng bình ổn giá; hàng chục xe lưu động bán hàng tại các huyện, thị. Vừa qua, chúng tôi đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra công tác chuẩn bị hàng hóa Tết phục vụ nhu cầu của người dân ở 13 huyện, thị. Về cơ bản, các huyện đều thực hiện khá tốt việc triển khai thực hiện Chỉ thị của Bộ Công Thương, Chỉ thị của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán 2018. Tại các địa phương, đoàn công tác cũng đã đi kiểm tra một số cửa hàng xăng dầu, siêu thị, chợ trên địa bàn. Qua đó nhằm kiểm tra tình hình cung ứng hàng hóa dịp Tết, lộ trình thực hiện bán xăng sinh học E5 và việc niêm yết giá công khai.
Đối với công tác quản lý thị trường dịp cuối năm, Sở Công Thương lưu ý huyện cần quan tâm đến công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; tránh hiện tượng đầu cơ, tích trữ, găm hàng để trục lợi bất chính. Nhân dịp này, chúng tôi cũng yêu cầu các địa phương tập trung đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
PV: Xin cảm ơn đồng chí!