bna_tuong_duong_duoc_mua_san11951415_2412019.jpgDiện tích trồng sắn ở bản Can, xã Tam Thái (Tường Dương) trước đây là đất đồi bỏ hoang. Năm 2018, Chi bộ bản đã vận động bà con tham gia trồng sắn cao sản trên diện tích đất này để tăng thêm thu nhập cho người dân; chủ trương này được nhân dân đồng tình rất cao. Ảnh: Đình Tuân
Ông Ngân Văn Tin - Trưởng bản Can, xã Tam Thái cho biết: Bản Can có 250 hộ với 1.002 nhân khẩu. Sau khi có chủ trương của chi bộ bản, gia đình nào cũng cử người tham gia trồng sắn tập thể trên diện tích khoảng hơn 5 ha. Là năm đầu tiên trồng sắn cao sản nhưng bước đầu cho thấy hiệu quả khá cao. Ảnh: Đình Tuân
 
Có mặt tại đồi sắn, mới thấy rõ không khí lao động khẩn trương, hào hứng và rất đoàn kết của người dân nơi đây. Cụ Kha Thị Huệ cho hay, năm nay bà cũng đã 77 tuổi rồi những bà vẫn tham gia cùng các con cháu. Đi sản xuất tập thể thế này cũng thấy vui lắm, nên bà thấy khỏe ra, chứ ở nhà không làm gì cũng buồn. Hơn nữa đi làm còn để làm gương cho con cháu. Ảnh: Đình Tuân
 
Là vụ đầu tiên bà con trồng sắn trên diện tích đất này nhìn chúng khá được mùa, sắn củ to và nhiều củ. Theo ước tính, vụ này bà con nhân dân bản Can sẽ thu được trên 80 tấn. Ảnh: Đình Tuân
Theo bà con, trồng sắn cao sản hiệu quả hơn hẳn số với các loại sắn trồng trước đây. Ảnh: Đình Tuân
 
Người dân trong bản từ già trẻ, gái trai đều tham gia thu hoạch sắn. Sắn được cho vào bế để gùi xuống đồi. Ảnh: Đình Tuân
Xe của nhà máy về tận bản thu mua sắn cho bà con; hiện giá thu mua giao động từ 1.400.000 - 1.600.000 đồng/tấn. Ảnh: Đình Tuân

Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sắn sẽ tính công và chia theo công cho các hộ dân trong bản... Với ưu điểm dễ trồng, có khả năng chịu được thời tiết khô hạn, cây sắn cao sản sẽ được người dân bản Can, xã Tam Thái tập trung phát triển trong thời gian tới. Ảnh: Đình Tuân