Lần đầu tiên phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg có đại diện của ban lãnh đạo Việt Nam - ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
SPIEF-2018 đã đạt được kỷ lục về số lượng và giá trị các thỏa thuận hợp tác được ký kết, trong số đó có thỏa thuận giữa Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RFPI) và Tập đoàn TH Group của Việt Nam về xây dựng hai nhà máy sữa ở vùng Kaluga và Matxcơva, với tổng giá trị đầu tư 633 triệu USD. Ngoài ra, vào ngày 25 tháng 5, nhóm các doanh nhân Việt Nam tại St Petersburg đã ký kết thỏa thuận về việc tái thiết khu phức hợp khách sạn ở trung tâm thành phố với trị giá đầu tư 10 triệu USD, buổi lễ có sự có mặt của Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Ngô Đức Mạnh.
Một tuần trước đó, St. Petersburg đã đón tiếp đoàn đại biểu Việt Nam do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh dẫn đầu. Các thành viên trong đoàn đã tham gia diễn đàn văn hóa và kinh doanh Nga-Việt được tổ chức nhân dịp Lễ kỷ niệm 95 năm ngày đồng chí Nguyễn Ái Quốc tới Petrograd và 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai thành phố kết nghĩa đã ký kết lộ trình hợp tác. Chương trình ở thăm thành phố St. Petersburg là rất phong phú. Các thành viên trong đoàn rất quan tâm đến sự hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, y học, an ninh mạng.
Họ đã được giới thiệu về những thành công của các bác sĩ St. Petersburg trong lĩnh vực trị bệnh ung thư bằng liệu pháp proton, mà khác với các phương pháp tương tự, liệu pháp này không có tác dụng phụ khủng khiếp, như tàn phá cơ thể. Bệnh nhân Việt Nam có thể được điều trị tại St. Petersburg, mà giá điều trị ung thư ở đây rẻ hơn nhiều so với các nước phương Tây.
Những kinh nghiệm của St. Petersburg trong việc thanh lọc nước cũng là hữu ích cho Việt Nam. Các cơ sở xử lý đô thị làm cho 98% lượng nước tiêu thụ trong thành phố phù hợp để uống, chứng tỏ về điều đó là các thanh tra viên không bao giờ nhận hối lộ — các con tôm. St. Petersburg cũng có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong một lĩnh vực rất quan trọng đối với Việt Nam — an ninh mạng. Xin lưu ý rằng, trong Chỉ số An ninh mạng toàn cầu được công bố gần đây, Nga đứng thứ 10 và Việt Nam xếp thứ 101.
"Năm nay, sinh viên St. Petersburg lần đầu tiên sau nhiều năm gián đoạn sẽ đi thực tập tại thành phố Hồ Chí Minh, — Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Khoa Phương Đông — Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, cho biết. — Đại học St. Petersburg đã ký Thỏa thuận hợp tác dài hạn với một số trường đại học ở miền Nam Việt Nam. Điều này rất quan trọng đối với ngành nghiên cứu Việt Nam của Nga. Cư dân thành phố Hồ Chí Minh — Trung tâm kinh tế của cả nước — nói phương ngữ Nam bộ, và người Nga phải biết nói ph
ương ngữ này. Chúng tôi sẽ hợp tác với Đại học Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực nghiên cứu di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vòng cung bất ổn Á-Âu, an ninh khu vực, và những vấn đề của Biển Đông".
- Nguyễn Văn Bình tại SPIEF-2018
"Điều này là rất quan trọng", - ông Grigory Lokshin, nhà nghiên cứu hàng đầu từ Viện Viễn Đông nói, bởi vì không chỉ nhiều người dân Việt Nam, mà cả nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa hiểu nội dung chính sách của Nga ở khu vực Đông Nam Á. Về phần mình Nga muốn nghiên cứu ý thức hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường, vì Việt Nam đã đạt được thành công lớn trong lĩnh vực này".
Có thêm một sự kiện quan trọng nữa đã diễn ra "lần đầu tiên". Vào tháng Năm năm nay, lần đầu tiên trong 25 năm qua, tạp chí nổi tiếng của Nga "Văn học nước ngoài" chuyên giới thiệu với độc giả những tác phẩm mới của tác giả nước ngoài, đã công bố truyện ngắn "Xóm sở Mỹ" của Nguyễn Thị Thu Trân, bản dịch tiếng Nga là của Igor Britov. Cốt truyện sánh được với vở kịch cổ điển: trong thời gian chiến tranh, cô gái Việt Nam yêu một người Mỹ, và họ cùng nhau cứu sống một người bạn Việt Nam. Cuối cùng, tất cả những bí mật được tiết lộ khi những người quen cũ gặp nhau sau chiến tranh trên đất nước Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn.
"Văn học hiện đại của Việt Nam xứng đáng để được giới thiệu với độc giả Nga, và Việt Nam nên cố gắng làm sao để số tác phẩm văn học Việt Nam dịch sang tiếng Nga càng nhiều càng tốt", — đây là ý kiến của ông Igor Britov, nhà báo và dịch giả nổi tiếng của Nga, tác giả sách học dạy môn lý thuyết cơ bản văn học Việt Nam sang tiếng Nga.