(Baonghean)- Váy áo là một trong những vật thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, là kết tinh sự khéo léo, tinh tế của hoa văn và hài hòa về màu sắc.

images1657723_1.jpgTừ xa xưa, tổ tiên của đồng bào Thái đã biết chăn tằm dệt vải, tự tay dệt và thêu nên những chiếc váy đẹp và tinh tế, mang đậm bản sắc.
Người Thái ở miền Tây Nghệ An có 2 nhóm chính: Tày Thanh và Tày Mường. Trang phục phụ nữ, đặc biệt là chân váy của mỗi nhóm ít nhiều có sự khác nhau về hoa văn, họa tiết và màu sắc. Khi nhìn vào những chiếc váy được trưng bày, những người am hiểu có thể phân biệt được trang phục này thuộc nhóm Thái nào.
Những lúc rảnh rỗi, đặc biệt là khi nương rẫy thu hoạch xong, mùa Đông chớm lạnh, phụ nữ Thái thường tranh thủ khéo ngồi thêu cho mình những chiếc chân váy, chuẩn bị cho những ngày lễ tết và mùa lễ hội sắp đến gần.
Hiện nay, ở miền Tây Nghệ An có nhiều câu lạc bộ và HTX dệt thổ cẩm, tập trung những chị em có tay nghề cao để cùng sản xuất, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm và góp phần gìn giữ nét văn hóa dân tộc Thái.
Hoa văn, họa tiết trên chiếc váy được trang trí hết sức tinh xảo, thể hiện sự tinh tế, khéo léo và tay nghề cao.
Chân váy của phụ nữ đồng bào Thái thuộc dòng Tày Mường có hoa văn sặc sỡ.
Người phụ nữ Thái đi đâu, làm gì cũng luôn giữ được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc mình.
Những phiên chợ vùng cao thường có các gian hàng bày bán những trang phục váy Thái.
Chiếc váy Thái đi vào cùng điệu múa, lời ca, tiếng hát, trình diễn trong nhiều hội thi, hội diễn làm nên nét duyên dáng của phụ nữ.
Hằng năm, tại các cuộc thi trang phục dân tộc, màn trình diễn trang phục phụ nữ Thái luôn đón nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả.
Chiếc váy giúp người phụ nữ Thái có được vóc dáng uyển chuyển hơn trong mỗi bước đi.

 Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN